Để có món gà luộc thơm mềm chuẩn vị thì ngoài việc chọn mua gà ngon cần đặc biệt chú ý đến khâu chế biến. Việc luộc gà tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nên luộc nước sôi hay nước lã?
1 – Luộc gà bằng nước nóng
Bước đầu tiên gà phải làm sạch hết lông và một số nội tạng bên trong. Sau đó, bạn cho nước vào nồi, cho hành lá và gừng thái nhỏ vào nước. Gừng và hành lá giúp khử mùi tanh của gà.
Sau khi đợi một lúc, nước nóng lên thì thả gà vào, lúc này nước đã thơm mùi hành, gừng, giúp khử mùi tanh.
Nhiều bạn thả gà từ khi nước lạnh, có bạn lại đợi nước sôi mới thả gà vào, cách này đều không đúng. Việc luộc gà bằng nước nóng khiến da gà co đột ngột và nứt ra, gà luộc có hình thức không đẹp.
2 – Luộc gà bằng nước lạnh
Luộc gà với nước lạnh là cách hầu hết mọi người hay làm, nhưng sẽ khiến gà kém ngon khi chất ngọt béo trong gà bị nhạt đi khi đun lâu. Bạn cũng không nên luộc gà bằng nước đã đun sôi vì dễ khiến da gà nứt mà bên trong vẫn sống.
Cách được khuyên dùng là đun nước nóng vừa (khi bắt đầu bốc hơi) tầm 50-60 độ rồi cho gà vào luộc. Cách này sẽ khiến da gà săn lại ngay, gà dậy mùi thơm, ăn ngọt thịt.
3 – Đầu bếp lưu ý để luộc gà ngon
Luộc gà phải nhúng đi nhúng lại 3 lần
Sau khi thả gà vào nồi nước nóng, bạn cần nhanh chóng cầm cổ gà nhấc ra, đợi 30 giây lại thả vào, sau đó lại lấy ra và thả vào. Động tác này lặp đi lặp lại 3 lần.
Điều này sẽ giúp gà “làm quen” với nước nóng, da không bị vỡ ra, cũng giúp thịt gà ngon hơn.
Sau đó, đậy vung và đun thêm 30 phút nữa là vừa. Sau khi gà chín, bạn cần thả gà vào thau nước lạnh. Điều này làm cho da gà giòn hơn, da gà cũng có màu sắc sáng đẹp, nhìn ngon miệng hơn.
Nêm gia vị khi luộc gà
Nhiều người hiểu lầm rằng, khi chế biến gà cần cho nhiều gia vị vừa để khử tanh, vừa tăng mùi thơm cho món ăn.
Thực tế, điều này rất sai lầm. Gà ngon chủ yếu là nhờ hương vị nguyên bản của nó. Nếu cho nhiều gia vị sẽ làm thay đổi hương vị, khiến món gà mất ngon.
Khi luộc gà, bạn có thể cho vài lát gừng, cọng hành để khử mùi tanh, cùng lắm là thêm chút muối là đủ.
Chúc bạn thành công với món gà luộc thơm ngon theo chia sẻ trên đây!
Không trồng cây đinh lăng trong nhà chắc chắn bạn sẽ hối hận cả đời
Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng
Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.
Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.
Lợi ích từ cây đinh lăng
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.
Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.