Nhân viên siêu thị tiết lộ: 6 thứ không bao giờ mua trong siêu thị mình bán dù đại hạ giá

Mình làm nhân viên bán hàng ở siêu thị nè các mẹ. Mình nói thật, trong siêu thị không phải món đồ nào cũng tốt đâu nhất là những thứ hàng khuyến mãi, giảm giá. Trước kia, khi chưa làm trong siêu thị, mình hay vào mua vì nghĩ tiết kiệm được khoản. Thế nhưng mà sau khi đặt chân vào làm rồi thì không bao giờ luôn, kể cả nó có được giảm giá sâu, đại hạ giá 90% mình cũng chẳng thèm đụng.

Mình thấy báo chí cũng cảnh báo rồi nhưng mà nhiều người vẫn chưa để ý mấy hay sao ý. Dưới đây là những thứ mà tốt nhất là các mẹ đừng mua để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé.

Không phải thực phẩm nào trong siêu thị cũng an toàn. Ảnh minh họa, nguồn: VTC News

Trái cây gọt sẵn

Trong siêu thị thường bày bán rất nhiều loại hoa quả tươi trong đó có cả hoa quả gọt sẵn. Chúng được gọt và cắt thành miếng, xếp vào khay và bọc kín. Khi mua về, bạn chỉ cần mở ra là ăn luôn, không mất thời gian gọt cắt gì. Đã thế, giá thành của nó cũng khá rẻ nên nhiều người mua.

Những loại hoa quả này nhìn thì có vẻ bắt mắt và tiện lợi nhưng chất lượng của nó không hề tốt chút nào. Bởi, hoa quả cắt gọt sẵn thế này thường là những phần còn lành lặn của trái cây đã bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

Nếu để cả như vậy thì chẳng ai mua nhưng khi cắt ra rồi bày biện lên như vậy thì lại trông rất ngon mắt và tươi mới. Do đó, nó không hề tốt cho sức khỏe, bạn có thể bị ngộ độc ngay hoặc ảnh hưởng lâu dài. Vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Hoa quả bị hư thối dù có cắt bỏ phần bị hỏng thì các chất gây hại cũng vẫn còn lại trong phần còn lại.

Sữa giảm giá

Trong siêu thị luôn có những đợt giảm giá sữa hoặc mua 1 tặng 1, đôi khi người ta sẽ tặng những món đồ chơi trẻ em ngộ nghĩnh vào để tăng doanh số bán. Thế nhưng, các mẹ đừng dại mà tranh thủ mua nhiều sữa kiểu này. Bởi, sữa giảm giá thế này hầu như là do chúng sắp hết hạn sử dụng rồi nên người ta tìm cách để ‘bán tống bán tháo’ đi, không để tồn kho ấy thôi.

Tất nhiên là các mẹ hoàn toàn có thể mua nhưng mua một ít thôi chứ đừng ham mà trữ cho lắm lại khổ.

Thịt xay đã sơ chế, làm thành phẩm

Bây giờ trong siêu thị hay có các loại nhân thịt thành phẩm cho bánh bao, bánh xếp hay món thịt chiên… Bạn tốt nhất đừng mua dù nó có giá thành rẻ hơn nhiều so với thực phẩm tươi sống và cũng rất tiện lợi nữa.

Tuy nhiên, thịt này thường thì là thịt sắp hoặc có khi là thịt đã hết hạn, chẳng ai mua nên người ta làm thành phẩm như thế. Chúng ta rất khó để biết được nó có bị hư hao hay lấy từ phần thịt đã hỏng hay không. Do đó, tốt nhất là mua thịt lợn tươi về dùng, đừng ham rẻ, ham tiện mà mua mấy thứ này rồi rước bệnh vào người đó các mẹ.

hình ảnh

Nhân viên siêu thị. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Các món ăn làm sẵn

Siêu thị thường bày bán nhiều món ăn lạnh khai vị như đồ muối, rau củ, dưa nộm. Tuy nhiên, những món này được xếp vào nhóm không nên mua đâu các mẹ. Bởi, những món này nếu không được bán hết thì có thể để đến hôm sau bán tiếp. Thậm chí, ngay cả khi được chế biến và làm vào buổi sáng thì không có gì để đảm bảo rằng chúng không bị nhiễm khuẩn khi mà thường xuyên có khách vây quan để chọn lựa.

Ngày nay, trong siêu thị còn hay có mấy món như canh mướp đắng nhồi thịt, móng giò… được sơ chế sẵn, bạn mua về chỉ việc nấu lên. Tuy nhiên, những món này có nguy cơ sử dụng nguyên liệu không tươi.

Hơn hết, chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Những món được làm sẵn trong siêu thị như thế này nhìn qua thì rất ngon miệng nhưng lại chứa cả ổ vi khuẩn gây hại như E.Coli, salmonella và norovirus. Có nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị nhanh bị hư hỏng như: Nhiệt độ bảo quản trong tủ đá không đảm bảo, công tác vệ sinh khi nấu nướng không được chú ý, nguyên liệu kém tươi ngon… Nếu ăn quá nhiều món ăn như này, bạn rất dễ bị tiêu chảy, ngộ độc… thậm chí là tế bào K tìm tới cửa.

Hải sản đông lạnh giảm giá

Rất nhiều người hay chờ những ngày siêu thị giảm giá hải sản để mua. Tuy nhiên, hải sản giảm giá thường là do chúng đã để quá lâu rồi nên phần thịt không còn chắc và tươi ngon nữa. Khi mang về chế biến thì hương vị không còn tươi. Tất nhiên, lúc này thì giá trị dinh dưỡng cũng chẳng còn là bao, thậm chí có khi còn tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Hơn nữa, loại thực phẩm này có thể được tẩm ướp bằng nhiều chất bảo quản để giữ cho nó có vẻ tươi mới, không bị nhũn hỏng sau khoảng thời gian trưng bày trên kệ.

Không chỉ thế, hải sản còn là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn nên việc bảo quản hay ướp đá trong ngăn lạnh chỉ có thể làm chậm quá trình vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi chứ không thể loại bỏ hết được. Đặc biệt là các loại mà chúng ta vẫn hay ăn như tôm, cua, mực để lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn nhân lên rất nhiều.

Với lại, hải sản để lâu cũng sẽ khiến protein trong đó bị biến đổi. Khi ăn phải thì nguy cơ bạn bị ngộ độc là rất cao.

Rau đã qua sơ chế

Một số loại rau đã được sơ chế sẵn và đặt vào trong hộp để ‘mời chào’ người mua. Sau khi sơ chế xong, nhìn thì có vẻ ngon lành, sạch sẽ và thuận tiện. Tuy nhiên, thường thì thực phẩm này đã bị hư hỏng một phần và không thể bán được nên mới được nhân viên siêu thị sơ chế sẵn để hấn dẫn người mua.

hình ảnh

xem thêm; 

Ngâm khoai tây cùng 1 thứ trước khi nấu: Khoai bở tung, không lo dính thuốc

Nếu chế biến và sử dụng sai cách, khoai tây có thể gây hại cho sức khỏe và ngược lại. Đó là lý do tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến. Việc này tuy vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích quan trọng.

Tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến?

Thực tế, khoai tây luôn chứa một lượng nhất định solanin nhất định – chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể. Chất này tồn tại nhiều hơn ở những củ khoai tay có vỏ đã chuyển sang màu xanh và củ đã mọc mầm.

Empty

Việc gọt vỏ và ngâm khoai tây trước khi chế biến là cách đơn giản để làm giảm hàm lượng chất độc có hại này.

Sau khi gọt vỏ, bạn nên ngâm khoai tây trong nước ít nhất nửa tiếng trước khi nấu để chất solanin phân hủy trong nước, sau đó bạn rửa lại bằng nước sạch là được.

Ngoài ra, việc ngâm khoai tây vào nước sau khi gọt vỏ cũng là cách giúp khoai tây giữ được màu vàng và trông tươi hơn. Khoai tây sau khi gọt vỏ nếu ở ngoài không khí thì lớp tinh bột trên bề mặt sẽ phản ứng với không khí và ánh sáng tạo ra màu thâm đen. Đây cũng là một lý do tại sao phải ngâm khoai tây trước khi chế biến.

Cách chọn khoai tây ngon:

– Đầu tiên, bạn phải quan sát lớp vỏ bên ngoài khoai tây. Củ khoai nào cho dù phần vỏ có trầy xước đôi chút thì bạn cũng không nên chọn. Bởi vết trầy xước tuy có nhỏ nhưng vẫn ảnh hưởng đến chất lượng bên trong củ khoai. Đặc biệt, bụi bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong. Do đó, muốn khoai ngon và an toàn thì bạn chỉ nên chọn củ lành lặn thôi nhé.

– Quan trọng nhất là bạn phải quan sát xem củ khoai có bị mọc mầm hay không. Nếu khoai đã mọc mầm thì tuyệt đối không nên chọn. Vì khoai mọc mầm đều chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Tiếp theo, bạn cầm củ khoai và ấn vào thử. Nếu củ khoai cứng chắc thì là khoai tươi và ngon. Khoai này mua về sẽ bảo quản được lâu và giữ trọn dinh dưỡng hơn.

– Cuối cùng, giữa những củ khoai có kích thước tương đương nhau thì củ nào nặng hơn sẽ ngon hơn đấy.

Không khó chút nào đúng không? Chỉ cần nhớ 5 bước này thì chắc chắn khoai tây bạn mua về sẽ rất ngon, đầy dinh dưỡng và hoàn toàn an toàn cho sức khỏe nhé.

Lưu ý khi bảo quản khoai tây  

Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản khoai tây và giữ chúng không bị biến chất trong nhiều tháng, bạn cần hiểu rõ những yếu tố chính khiến nó hư hỏng, đặc biệt là ánh sáng.

Bình thường, hàm lượng solanine trong vỏ và thịt khoai tây rất thấp. Tuy nhiên, khi khoai tây xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng như mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh, lượng solanine tăng mạnh.
Empty
Chất độc này tăng lên rất nhiều khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng, vì thế bạn cần bảo quản khoai tây trong bóng tối.

Nhiệt độ và không khí cũng ảnh hưởng đến chất lượng khoai tây. Nhiệt độ khoảng 7,2-10 độ C giúp khoai tây duy trì tình trạng tốt nhất. Nếu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5, 6 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của nó.

Một số lưu ý khác khi bảo quản khoai tây:

– Không nên rửa khoai tây trước khi bảo quản: Đừng nghĩ rằng việc loại bỏ lớp bụi đất ở bên ngoài củ khoai là hợp vệ sinh, thực tế nó sẽ làm gia tăng sự phát triển của nấm và vi khuẩn.

– Không để chung khoai tây với hành tây: Khoai tây sẽ được kích thích nảy mầm do chất ethylene mà hành tây giải phóng ra.

Nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ những mắt mầm khoai tây mọc lên, hoặc gọt bỏ phần vỏ xanh khoai tây và nấu chín sẽ không sao. Nhưng solanine là loại chất khó bị phân hủy bởi nhiệt, cho dù hấp, luộc hoặc chiên cũng không làm giảm đi lượng chất độc quá nhiều.

Vì vậy, khi chọn khoai tây bạn nên chọn những quả màu sắc vàng đều, không bị nảy mầm, sờ vào chắc và vỏ mịn. Môi trường bảo quản khoai tây cũng cần chú ý, để khoai ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.