Bạn có biết, chỉ với một thao tác cắm kéo vào thùng gạo có thể mang lại rất nhiều lợi ích.
Gạo là lương thực thiết yếu không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dù là ở thành thị hay ở quê, mỗi ngày chúng ta cũng đề phải dùng gạo nấu cơm ít nhất ngày 2 bữa.
Thực tế, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, gạo cũng có nhiều công dụng tuyệt vời ứng dụng trong đời sống. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Làm sạch kéo bị rỉ sét
Một công dụng tuyệt vời đó là có thể dùng gạo để chống gỉ cho kéo. Kéo bị rỉ sét là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống, kéo bị rỉ sét khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi sử dụng. Lúc này, chúng ta có thể sử dụng gạo để giải quyết vấn đề.
Chỉ cần cắm chiếc kéo vào gạo, khả năng hút ẩm của gạo rất tốt sẽ ngăn chặn và làm sạch chiếc kéo, ngừa rỉ sét hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng mẹo này với dao bị rỉ cũng rất hiệu quả.
Thúc đẩy quá trình chín của trái cây
Thông thường, để tiện cho việc vận chuyển và bảo quản, nhà vườn thường thu hoạch trái cây khi vẫn còn xanh, vì thế, khi bạn mua về ăn thì có thể chúng chưa chín đều. Để thúc đẩy quá trình chín của các loại hoa quả, bạn có thể vùi chúng vào trong gạo. Điều này được giải thích dựa trên nguyên lý sau: Nhiệt độ giúp trái cây nhanh chín là 40-55oC cùng mức độ ẩm 85-90%.
Dân gian xưa hay sử dụng phương pháp ủ chín bằng cách để trái cây gần bếp ăn, ủ trong lò kín hoặc vùi trong thùng gạo để tận dụng sự tăng nhiệt. Đây cũng là cách ủ trái cây chín đều màu. Do thùng gạo có thể giữ khí ethylene rất tốt thế nên khi bỏ trái cây vào thùng gạo sẽ làm chúng chín nhanh hơn so với việc chỉ để ở quầy bếp hay trong các túi giấy hay túi nilon. Và càng vùi sâu quả xuống thì quá trình chín sẽ diễn ra nhanh hơn.
Rửa sạch đáy lọ sâu
Ấm trà, lọ thủy tinh,… là những vật dụng có đáy sâu, ngóc ngách nhưng miệng lại quá nhỏ để đưa tay vào cọ rửa.
Để xử lí vấn đề này, bạn chỉ cần cho vào lọ một nắm gạo và nhỏ vài giọt nước rửa bát, đổ nước vào khoảng 2/3. Sau đó, dùng tay bịt miệng lọ và xóc thật mạnh liên tục cho đến khi làm sạch bên trong là được.
Làm túi chườm nóng
Bạn cho gạo vào túi vải sạch, sau đó bỏ vào lò vi sóng khoảng 30 giây. Tiếp theo, bạn có thể dùng như một túi chườm nóng, chườm lên những chỗ đau nhức mà thôi.
Bảo quản trứng
Trứng gà là loại lương thực phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, nhiều người có thói quen tích trữ trứng để dùng dần. Trong trường hợp bạn mua nhiều trứng cùng một lúc, tủ lạnh lại bị quá tải và không còn chỗ để chứa trứng thì có thể áp dụng cách dưới đây để bảo quản. Cách làm: Chuẩn bị một hộp gạo, xếp trứng xuống gạo lần lượt theo nguyên tắc đầu to lên trên, đầu nhỏ xuống dưới. Đừng vùi tất cả quả trứng vào gạo mà nên bớt lại một nửa quả để trứng “thở”, lưu thông không khí dễ dàng thì sẽ giữ được tươi lâu hơn.
Làm khô điện thoại
Nếu chẳng may làm rơi điện thoại xuống nước, chúng ta cần có biện pháp xử lý nhanh chóng để tránh những hư hỏng có thể xảy ra. Đầu tiên, phải lấy điện thoại ra khỏi nước ngay lập tức, sau đó lau khô cẩn thận hơi ẩm trên bề mặt điện thoại. Để đảm bảo điện thoại khô hẳn, chúng ta có thể vùi điện thoại vào gạo. Gạo có khả năng hút nước tốt và có thể hút ẩm hiệu quả còn sót lại bên trong điện thoại.
xem thêm;
Cơm để trong nồi cơm điện qua đêm có ăn được không: Nhiều người giật mình khi biết đáp án
Nhà mình hay có thói quen tối nấu nhiều cơm xong để sáng hôm sau sẽ rang lên ăn. Cơm thì tất nhiên là để trong nồi cơm điện xong cứ cắm thế, sáng hôm sau lấy ra rang hoặc có khi là ăn luôn. Thế nhưng mà cũng có mấy lần mình bị ngộ độc thức ăn đấy các mẹ ạ.
Bữa mình nói chuyện với bạn mình, nó bảo ăn vậy là hại sức khỏe lắm các mẹ ạ. Tại vì là cơm để qua đêm như thế dễ bị ngộ độc thực phẩm lắm luôn. Mình nghe thế thấy cũng chẳng biết thế nào vì bao lâu nay mình cũng vẫn ăn thế, thỉnh thoảng có đau bụng, đi ngoài các kiểu chứ cũng không bị gì nặng. Không hiểu thực hư việc này ra sao nữa.
Hôm nay mình đọc được thông tin trên báo liên quan tới vấn đề: ‘Có nên ăn cơm để trong nồi cơm điện để qua đêm không’ rồi ý các mẹ. Thông tin cụ thể, mình để ở bên dưới nhé.
Có nên ăn cơm để trong nồi cơm điện để qua đêm không?
Theo các chuyên gia, tình trạng này được chia thành 4 trường hợp như sau:
+ Trường hợp thứ 1: Cơm sau khi sôi không được dọn ra hoặc thậm chí nồi cơm điện còn chưa được mở nắp thì hầu hết vi khuẩn đều bị tiêu diệt. Nếu không bật nắp nồi cơm điện thì vi khuẩn không xâm nhập được vào bên trong nên không gây hại gì. Mặc dù hàm lượng nước và chất dinh dưỡng trong gạo lúc này rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển khi ngắt điện và nhiệt độ giảm xuống. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ không phát triển được. Trong trường hợp này, cơm sẽ không bị hỏng nếu để qua đêm hoặc thậm chí lâu hơn.
Cơm nấu xong không mở nắp hoặc mở nhanh thì đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa, nguồn: Ngôi sao
+ Trường hợp thứ 2: Sau khi cơm chín, bạn mở nắp lấy một ít cơm ra khi còn nóng hổi rồi đóng kín nắp lại. Lúc này, nhiệt độ bên trong nồi cơm điện vẫn tương đối cao, mặc dù khi nắp nồi cơm mở có thể xâm nhập một số vi khuẩn. Song, cơm có thể được duy trì ở nhiệt độ cao hơn trong khoảng thời gian sau khi đóng nắp. Trong thời gian này, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn được đưa vào từ môi trường bên ngoài. Vì thế, sau khi nhiệt độ giảm xuống thì nó sẽ không còn quá nhiều vi khuẩn sống sót và chúng sẽ không phát triển nhiều chỉ sau 1 đêm. Do đó, trong trường hợp này bạn ăn cơm để qua đêm cũng không có vấn đề gì.
+ Trường hợp thứ 3: Bạn đã lấy cơm ra ăn nên cơm đã nguội rồi. Song, bạn dùng thìa/ muôi riêng để xúc cơm và không khí trong nhà thoáng đãng, sạch sẽ. Nếu thế thì lượng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong không nhiều. Sau một đêm, vi khuẩn sẽ không phát triển nhiều nên bạn cũng có thể ăn mà không gặp phải vấn gì lớn mặc dù nó không an toàn tuyệt đối.
+ Trường hợp thứ 4: Cơm thừa lấy ra ngoài, dùng đũa/muôi/thìa mà bạn ăn để lấy cơm hoặc trong không khí có nhiều vi khuẩn hơn, sau đó bạn cho cơm vào nồi cơm điện. Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nhiều rồi lại vào nồi đậy nắp. Không khí ẩm ướt trong nồi cơm điện tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nên khả năng cơm bị hỏng là tương đối cao, nhất là vào mùa hè.
Như vậy, nếu cơm nấu xong để nguyên trong nồi cơm điện không mở nắp hoặc mở một tí rồi đóng lại luôn thì có thể ăn và khá an toàn. Song, nếu trường hợp thứ 3 và thứ 4 thì tốt nhất không nên ăn nữa.
Cơm để trong nồi cơm điện qua đêm. Ảnh minh họa, nguồn: Ngôi sao
Vậy nấu thừa cơm thì nên làm thế nào để bảo quản cơm, tránh lãng phí?
Theo các chuyên gia, tốt nhất là bạn nên ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu. Song, chúng ta khó tránh khỏi việc nấu thừa cơm. Khi cơm còn thừa, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
+ Ngâm nồi cơm với nước lạnh:
Bạn lấy chậu đựng nước sạch rồi cho cơm thừa vào trong lòng nồi cơm điện, ngâm trong chậu nước. Mực nước nên để ngập 2/3 nồi rồi đậy nắp lại để tránh côn trùng xâm nhập. Còn việc ngâm nước lạnh sẽ giúp giảm và giữ nhiệt độ thấp. Nhờ vậy mà cơm không bị hỏng.
+ Dùng tủ lạnh:
Đây là cách thiết thực và nên sử dụng vì nó khá ưu việt. Sau khi bạn ăn cơm xong, chờ cơm hết nóng thì dùng màng bọc thực phẩm, bọc lại rồi cất vào tủ lạnh. Nếu vào mùa hè, bạn có thể cho cơm nguội vào túi đựng thực phẩm rồi cất vào ngăn đá. Với cơm thừa, bạn nên sử dụng trong vòng 6 tiếng và nhớ làm nóng lại trước khi ăn nhé.