Tất cả các chai dầu ăn đều có thêm nắp phụ nhỏ ở bên trong. Khi mở nắp bạn đừng vứt chúng đi mà hãy giữ lại, nó sẽ ích rất nhiều cho bạn.
Công dụng của nắp nhỏ trong chai dầu ăn
Chiếc nắp mỏng bên trong chai dầu ăn sau khi mở ra bạn đừng vội vứt đi. Hãy úp ngược chiếc nắp mỏng này xuống, để phần nút giật quay vào trong lòng chai và ấn chặt chiếc nắp mỏng vào trong miệng chai dầu ăn là xong.
Cách này giúp mỗi lần lấy dầu ăn bạn sẽ không lo đổ dầu quá tay. Nhờ chiếc nắp này, dù bạn có dốc ngược chai thì dầu ăn vẫn chảy ra nhẹ nhàng với lượng vừa phải cứ không tuôn ra hết.
Ngoài dầu ăn, nếu chai giấm, nước mắm cũng có thiết kế nắp mỏng bên trong thì bạn có thể áp dụng mẹo này.
Mẹo tái sử dụng dầu ăn an toàn, tiết kiệm
Ngay cả khi bạn học được mẹo giúp không bị đổ quá nhiều dầu ăn cho mỗi lần chế biến thì cũng khó tránh khỏi những lúc dầu ăn còn thừa.
Chúng ta thường được khuyên không nên sử dụng dầu ăn thừa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng mẹo này để tái sử dụng dầu ăn một cách an toàn và tiết kiệm.
– Với dầu ăn còn thừa trước tiên bạn cần đợi đến khi dầu nguội rồi lọc tất cả các hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu và bảo quản nó trong bình chứa không khí kín. Việc lọc cặn rất quan trọng vì nó giúp dầu ăn không bị ôi, hỏng.
– Đóng chặt nắp chai lại rồi bảo quản ở tủ có cửa đóng kín để hạn chế ánh sáng lọt vào khiến dầu nhanh hỏng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Dầu ăn thừa nên được tiêu thụ trong vòng 1 tháng. Bạn dùng giấy bạc bọc toàn bộ chai thủy tinh lại cho kín. Giấy bạc có tác dụng giảm thiểu ánh sáng chiếu trực tiếp vào dầu nên dầu sẽ bảo quản được lâu.
– Trước khi dùng dầu ăn, bạn nên kiểm tra tình trạng hiện tại của nó. Nếu dầu ăn nổi bọt trên bề mặt, mùi ôi, kết cấu của dầu dày, nhờn, sệt và hình dạng tối thì không nên dùng nữa.
– Nếu muốn tái sử dụng không nên trộn chung nhiều loại dầu với nhau. Không nên đem đông lạnh dầu.
Tốt hơn hết là ở những lần sử dụng sau bạn chỉ nên đổ vào một lượng dầu ăn vừa phải để tránh việc dùng đi dùng lại dầu ăn hoặc tránh phải đổ đi gây lãng phí.