Su hào là loại rau củ ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên có những đối tượng tuyệt đối không nên ăn.
Lợi ích của su hào với sức khỏe
Theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào thuộc họ cải, có vị ngọt, cay, tính mát.
Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết… Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, tác dụng đàm tích, thực tích.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27kcalo, 1,7g chất đạm, 6,2g carbohydrate, 3,6g chất xơ, 24mg canxi, 19mg magiê, 46mg phốt pho, 350mg kali, 20mg natri, 62mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.
Như vậy su hào được biết đến là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe.
Mặc dù vậy, vẫn có những người không nên ăn su hào để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp
Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Cách chọn và mua su hào:
– Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.
– Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…)
– Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
xem thêm;
3 loại thực phẩm gây K cực mạnh, nhất là loại thứ 3, tuyệt đối không được ăn
Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng cũng có thể gây hại nếu bạn lựa chọn không đúng loại.
Trầu cau
Trầu cau không chỉ là món ăn vặt đối với một số người mà nó còn có thể sử dụng như một vị thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Nếu ăn trầu cau một cách hợp lý, nó có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, tác động tích cực đến lá lách, dạ dày, có tác dụng loại bỏ thức ăn tích tụ.
Tuy nhiên, lõi của quả cau được cho là chất có thể kích thích sự phát triển các tế bào K vì nó có chứa arecoline. Đây là một loại alkaloid gây kích ứng và có thể gây K. Nhai trầu lâu ngày sẽ khiến arecoline đi vào miệng, hệ tiêu hóa gây ra đột biến gen tế bào.
Bên cạnh đó, trầu còn chứa các chất khác như polyphenol, tannin và kim loại nặng cũng có thể tác động không tốt đến sức khỏe.
Lưu ý, nguy cơ mắc K do nhai trầu cầu liên quan đến việc nhai lâu dài và với số lượng lớn. Việc thỉnh thoảng ăn trầu thì nguy cơ bị K cũng sẽ không cao.
Mĩa lõi đỏ
Mía chứa nhiều chất xơ, vitamin C, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Nó có vị ngọt, thơm ngon, chứa nhiều nước và đường glucose. Mía không chỉ dùng để ăn vặt mà còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Bạn cần phải lưu ý rằng nếu quy trình vận chuyển, phương pháp bảo quản và điều kiện môi trường không tốt thì cây mía cũng có thể bị nấm mốc tấn công và sinh ra một lượng lớn các loại độc tố có hại cho sức khỏe.
Khi cây mía xuất hiện phần lõi màu đỏ, kết cấu mềm, thậm chí có vết nấm mốc và có mùi hôi thì bạn không nên sử dụng. Mía lõi đỏ thường do nấm arthrospora gây ra. Nó tạo ra axit 3-nitropropionic. Chỉ cần 0,5 gram chất này cũng có thể gây ra ngộ độc cho người trưởng thành. Ngoài ra, nó cũng là một trong những tác nhân kích thích sự hình thành của các tế bào K. Khi ăn với một lượng nhỏ thì bạn sẽ không thấy biểu hiện ngộ độc ngay lập tức nhưng “tích tiểu thành đại”, sử dụng mía lõi đỏ trong thời gian dài có thể khiến bệnh tật phát triển.
Các loại trái cây bị mốc
Trái cây rất dễ bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách, nhất là khi ở môi trường khí hậu ẩm ướt, oi bức. Trái cây bị nấm mốc không chỉ thay đổi về mùi vị mà còn có thể chứa một lượng lớn aflatoxin. Đây là một chất gây K cực mạnh. Nạp chất này vào cơ thể trong thời gian dài có thể dẫn tới K gan, K thận và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Vì vậy, bạn cần kiểm tra cẩn thận các loại trái cây trước khi ăn. Nếu thấy chúng có dấu hiệu nấm mốc thì nên bỏ đi. Nhiều người tiếc của thường cắt bỏ phần hỏng của trái cây và ăn phần còn lành lặn. Tuy nhiên, một khi mốc đã xuất hiện thì chúng có thể đã lan ra toàn bộ quả mà mắt thường chúng ta không thấy được.