Dựa theo phong thủy: 5 thứ trong nhà phải đổ thật đầy, đừng bao giờ để trống không sẽ làm Thần Tài phật ý, dễ thất thoát tiền bạc.
Thùng gạo phải đổ đầy
Thùng gạo là vật dụng mà bạn nên chú tâm đầu tiên trong căn bếp của mình. Đây là món đồ mà gia đình nào cũng có, là nơi chứa đựng gạo – lương thực thiết yếu nuôi sống con người. Chính vì vậy, trong phong thuỷ, thùng gạo được coi là kho lương và tượng trưng cho sự no đủ và cả thịnh vượng của gia chủ.
Để thùng gạo rỗng là sai lầm mà bạn nên khắc phục ngay, bởi việc làm này không khác gì sự thất thoát, thiếu thốn trong của cải vật chất của gia đình. Nếu gạo gần hết, hãy cố giữ một ít trong hũ, tránh để thùng trống không trong thời gian dài.
Tủ lạnh chớ để hết đồ
Tương tự như thùng gạo, tủ lạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mọi gia đình. Việc giữ tủ lạnh phản ánh lối sống, sự thịnh vượng, trù phú trong chế độ ăn uống và cả tài chính của một gia đình. Ngược lại, tủ lạnh trống trải sẽ nói lên tình hình tài chính khó khăn, eo hẹp của gia chủ. Để tủ lạnh trống lâu ngày còn dự báo về sự thất thoát của cải, dễ mang đến nhiều điều tiêu cực trong công việc và cuộc sống của gia chủ. Bạn hãy cố lấp đầy tủ lạnh của gia đình bằng đồ ăn, thực phẩm, đừng để trống không.
Bể cá rỗng
Trong phong thuỷ, bể cá cảnh có yếu tố thuỷ giúp tăng cường sinh khí, điều hoà âm dương trong căn nhà. Đặt bể cá trong nhà vừa giúp không gian thêm sinh động, tự nhiên lại mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho tinh thần.
Tuy nhiên, nếu đặt bể cá trống trong nhà có thể ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ. Việc này ngụ ý về sự lạnh lẽo, thiếu thốn cả về của cải lẫn đời sống tinh thần của con người. Do đó, nếu chưa có cá thì bạn cũng nên đổ đầy nước vào bể để giảm thiểu những tác động xấu đến cuộc sống của bản thân.
Phòng trống
Trong phong thuỷ, người ta kiêng việc để phòng trống rỗng không có đồ đạc. Đây là việc làm đại kỵ, dễ tạo cho con người cảm giác lạnh lẽo, mất cân bằng âm dương và tác động trực tiếp đến vận khí của gia chủ. Không những vậy, việc giữ căn phòng trống rỗng còn khiến tinh thần con người bị ảnh hưởng, dễ sinh mệt mỏi và cáu gắt với mọi người xung quanh. Nếu không có người vào ở, bạn vẫn nên đặt đồ dùng gia đình vào phòng và thay đổi vị trí của chúng thường xuyên, chớ để trống không, không sử dụng đến trong thời gian dài.
Nhà bếp trống
Bếp được coi là trái tim của cả ngôi nhà, là nơi kết nối các thành viên trong gia đình cũng như tạo sự ấm áp, sinh khí cho nhà ở. Người Việt ta rất coi trọng yếu tố phong thuỷ trong không gian này bởi chúng mang đến tài lộc, vượng khí và đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Vì những lý do trên nên căn bếp luôn cần được chăm chút và sử dụng thường xuyên. Bạn cần sắm sửa đồ dùng, thiết bị để căn bếp thêm tiện nghi và ấm cùng, từ đó vận khí của gia đình ngày một hưng thịnh và là cầu nối gắn kết các thành viên trong nhà.
Không trồng cây đinh lăng trong nhà, chắc chắn bạn sẽ hố.i h.ận cả đời
Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng
Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.
Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.
Lợi ích từ cây đinh lăng
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.
Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.