Quả báo quỵt tiền người khác tồn tại song song với cuộc sống của chúng ta nhưng hầu hết mọi người ngó lơ, cố chạy theo mục tiêu tiền bạc và không biết rằng lòng tham của mình sẽ sớm phải trả giá.
Có nợ mà không chịu trả sẽ phải hối hận hết kiếp này tới kiếp khác
Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ
Có thể thấy không chỉ tiền bạc, mà mọi thứ chúng ta vay mượn đều phải trả lại và không quên trong lòng thể hiện sự cảm kích, biết ơn. Thế nhưng, không ít người mượn tiền hay nhặt được tiền như trên thì vội tưởng nó đã là của mình.
Mọi việc của chúng ta làm đều có tính nhân quả, dù hành động trên tưởng là không sao nhưng đó lại là tự “gánh nghiệp” về mình, bạn đang mắc nợ người ta và không những thế, chúng còn có lãi.
Thế nên dân gian có câu nói truyền miệng rất hay đó là “tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Vì thế, chuyện tiền bạc chẳng thể nào nhập nhằng được, tiền bạc là mồ hôi, là công sức lao động của mỗi người, không thể dễ dàng gián tiếp cướp công của họ được.
Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.
Ngoài ra, cũng có câu: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Vì thế, chúng ta phải nhận thức được rằng, ai cho chúng ta mượn tiền là đã có công đức rất lớn.
Nhất là khi mượn được tiền để giúp bản thân thoát được cảnh khó khăn hay nguy hiểm gì, thì người cho mượn đã có được công đức rất sâu dày. Vì thực tế bạn cứ xét lại xem khi bạn lâm nguy thì có mấy người dang tay ra giúp, khi nhiều tiền sẽ nhiều kẻ muốn cầu cạnh nhưng khi sa cơ họ sẽ tránh xa bạn, giả vờ như không quen.
Chớ nên khôn hỏi hay tính toán chi li vì đời này có vay, có trả, luật trời không ai thoát được, thậm chí thiếu nợ một túi muối cũng có “lãi mẹ đẻ lãi con” nữa là khoản tiền vài trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn.
Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên. Điều này cũng đúng cho cả anh em ruột, người thân trong nhà, tiền cho ra cho, vay ra vay.
Vì thế, những vấn đề liên quan tới tiền bạc luôn phải rạch ròi, nếu vì yêu quý nhau, thân thiết nhau mà lợi dụng tiền bạc của nhau thì đến một ngày tình cảm cũng sẽ sứt mẻ
Nhưng đó là phía người cho. Còn phía người nhận thì bắt buộc không bao giờ được quên ân tình đó. Bởi món nợ đó không đơn thuần là nợ vật chất mà đó là món nợ ân nghĩa.
Câu chuyện kẻ tham tiền người khác mà mất sạch
Vô tình nhặt được số tiền lớn
Ở Giang Nam vào thời nhà Minh, có đôi bạn Khang Hữu Nhân và Đinh Quốc Đống rất chăm chỉ đọc sách, hi vọng một ngày sẽ thành tài. Khang Hữu Nhân là người điềm đạm, không nhanh nhẹn, văn tài không phải thuộc hàng xuất sắc còn Đinh Quốc Đống ngược lại, có tài ăn nói, văn thơ giỏi giang, có phần tự phụ.
Hai người cố gắng thi tú tài nhưng không đã thử nhiều lần nhưng không đỗ, khi đó Khang Hữu Nhân tự nhận mình chưa đủ khả năng còn Đinh Quốc Đống hay tức giận chửi mắng rằng chủ khảo không có con mắt tinh tường, đánh rớt mình quả là oan uổng.
Thời điểm hai người đã trên dưới 20, họ cùng nhau ứng thí và quyết tâm lần này phải đỗ, trên đường đi gặp gặp gió ngược nên thuyền không thể tiến lên được, họ đành dừng ở bên sông chờ đợi. Hai người ghé chân vào một ngôi chùa gần đó thì thấy bọc vải màu xanh.
Họ cùng tò mò mở ra, thấy có 10 gói bạc, tổng khoảng 100 lạng, Đinh Quốc Đống mừng rỡ bảo rằng chúng ta sắp phát tài rồi, chia mỗi người một phần thôi.
Tuy nhiên, Khang Hữu Nhân còn phần vân và anh lo rằng người để quên có thể vì gấp mà không nhớ, họ sẽ trở lại tìm, anh bày tỏ muốn đợi ở đây trả lại, thế nhưng Đinh Quốc Đống nói: “Mình nhặt được thì đã là của mình, họ có trở lại tìm cũng chẳng nghĩa lý gì”.
Khang Hữu Nhân nói: “Không thể làm thế được, nếu họ dư dả thì không sao nhưng nếu là người khó khăn, có thể vì gặp nạn thì số tiền này rất quan trọng, có thể cứu được cả tính mạng người ta. Người xưa nói: Thấy của không tùy tiện lấy. Vì thế, chúng ta phải giữ vững phép tắc, đợi người ta rồi trả lại”.
Đinh Quốc Đống phản đối: “Đợi tới bao giờ đây, nhỡ người ta không đến thì sao? Nếu họ không đến lại mất thời gian và lỡ công danh đại sự của chúng ta sao?”.
Khang Hữu Nhân đáp lời: “Thời gian thi còn xa, chúng ta lưu lại vài ngày cũng không sao mà”, thế nhưng Quốc Đống phản đối.
Khang Hữu Nhân đành nói: “Tôi có thể ở đây chờ còn huynh không thoải mái thì cứ đến Nam Kinh trước.
Đinh Quốc Đống khôn khéo bày tỏ: “Anh có ý tốt ở lại nhưng chỗ này hoang vắng, anh cầm số tiền lớn thế rất nguy hiểm, chỉ sợ hại tới tính mạng, tôi có thể cầm chỗ bạc đi, nếu người ta đến tìm, hai người cùng đến Nam Kinh tìm tôi là được”.
Khang Hữu Nhân thật thà tin vào những lời của bạn nói nên đồng ý và đem số bạc đó giao cho Đinh Quốc Đống còn mình ở lại chùa.
Chiều ngày hôm sau, có người hớt hải chạy đến tìm đồ và mô tả đúng gói bạc mà Hữu Nhân đã tìm thấy lúc trước. Người này cho biết phụ thân gặp nạn, nên anh đã cầm cố ngôi nhà cũ để có trăm lạng bạc nhưng đi qua đây lại để quên mất.
Khang Hữu Nhân nói anh đã nhặt được nhưng vì sợ nơi này hoang dã nên đã nhờ một người bạn đem đến Nam Kinh. Người kia nói: “Tôi cũng phải đi Nam Kinh, thế chúng ta cùng đi”.
Họ cùng đến Nam Kinh và tìm gặp được Đinh Quốc Đống lại thay đổi thái độ, anh nói: “Anh đã nhặt được thì trả lại cho anh ấy, việc chi dẫn đến đây?”.
Khang Hữu Nhân nói rằng số tiền đó cần gấp để cứu người nhưng : “Huynh đừng đùa, bạc của anh ấy là để cứu tính mạng đó, gấp lắm đó, mau mau đem trả lại anh ấy đi.” Đinh Quốc Đống nói: “Tôi đâu biết chỗ bạc đấy, sao lại đến đòi tôi? Anh nhờ tôi đem đi chẳng qua chỉ là một cái rương trả lại anh thôi”.
Người đi cùng Khang Hữu Nhân khóc vì không đòi được lại tiền, Khang Hữu Nhân nói: “Đừng sợ. Nếu anh ta không muốn trả thật thì tôi cũng phải đền trả anh”.
Anh đưa cho người này mấy lạng bạc lộ phí của mình và cả hai đến quán trọ đối diện ở tạm. Khang Hữu Nhân sau đó đem hành lý của mình đi cầm đồ, gom được hơn 50 lạng bạc.
Một người tên Uông Hiếu Nghĩa đến trú ở cùng quán trọ nghe được đã giúp thêm 20 lạng bạc để xong việc và mong người kia tự mình đi lo liệu để Khang tướng công chuẩn bị cho thi cử.
Đến ngày thi, Hữu Nhân làm bài nhưng không quá tự tin vào khả năng còn Đinh Quốc Đống vì hào hứng rằng mình có tiền nên viết văn càng hứng chí, tự cho là ắt sẽ đỗ cử nhân.
Khi trở về nhà, Khang Hữu Nhân trở về nhà, mải lo nghĩ làm thế nào có được 30 lạng để trả và vô cùng bất ngờ khi mình được báo tin đỗ. Đinh Quốc Đống không đỗ nhưng không phục, nguyền rủa quan chủ khảo mù mắt.
Chuyện lạ trong kỳ thi
Nhận được tin đỗ, Khang Hữu Nhân tới yết kiến quan chủ khảo, người này tò mò hỏi anh:
– Không rõ anh đã tích được những âm đức gì? Xem thêm: Âm đức là gì?
Khang Hữu Nhân nói: “Tại hạ nghèo khó, làm gì có âm đức ạ”.
Chủ khảo nói: “Vị trí của anh vốn là của Đinh Quốc Đống rồi. Lúc đó tôi lại mơ thấy một người áo đỏ nói với tôi rằng: “Vị trí thứ 36 họ Đinh đã làm việc trái lương tâm, trên bảng Trời đã xóa tên anh ta, đổi người họ Khang ”.
Thật kỳ lạ, tôi không hài lòng bài thi của anh lắm nên đã loại, bài của người họ Đinh đã định là đỗ rồi, sau khi có giấc mộng này, tôi lại lấy bài thi của thí sinh họ Đinh xem lại thì thấy không tốt nên bỏ đi.
Tiện tay tôi nhặt một bài thi, thì đúng là bài thi của anh, càng xem càng thấy rất tốt nên bổ sung vị trí khuyết của họ Đinh. Đến khi điền bảng, tháo niêm phong ra xem, mới biết tên anh. Đến khi mở bài vừa bỏ đi, quả nhiên là Đinh Quốc Đống”.
Thế nhưng Khang Hữu Nhân không nhận là mình có âm đức, cùng lúc có người đến yết kiến tọa sư nghe chuyện bèn nói: “Chuyện của Khang huynh, môn sinh cũng biết”, rồi người này kể chuyện Đinh Quốc Đống quỵt tiền và lòng tốt của Hữu Nhân.
Quan chủ khảo cảm thấn: “Đáng kính, đáng kính. Đạo Trời quả nhiên không sai”. Từ đó quan chủ khảo càng coi trọng Khang Hữu Nhân.
Sau này quan chủ khảo lưu giữ ở dinh thự đọc sách, và thi đỗ tiến sĩ. Trong khi đó, Đinh Quốc Đống chán ản, sau đó không lâu thì sinh bệnh và qua đời.
Có thể thấy, lưới trời lồng lộng, đừng tưởng mình làm việc xấu mà không ai hay, chỉ có trung thực, thẳng thắn, tưởng là thiệt thân nhưng đó là một lối tu thân, có vậy tương lai tốt đẹp.