Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch được coi là tháng cửu độc với 9 ngày xấu.
Tại sao tháng 5 âm lịch được coi là tháng cửu độc
Dân gian gọi tháng 5 âm lịch là tháng cửu độc do trong tháng này có 9 ngày rất xấu. Người xưa cho rằng đây là những ngày làm hao tổn nguyên khí của con người.
Trong những ngày này, con người nên tránh làm một số chuyện nhất định để không làm sức khỏe bị hao tổn, gây ra những hậu họa khôn lường khác.
9 ngày cực xấu trong tháng cửu độc là ngày nào?
Theo quan niệm dân gian, 9 ngày xấu trong tháng 5 âm lịch – tháng cửu độc bao gồm ngày 5, 6, 7, 15, 16, 17, 25, 26, 27. Dân gian gọi đây là những ngày “thiên địa giao thái cửu độc nhật” tức là các loại độc trong trời đất cùng tụ lại với nhau.
Trong những ngày này, người ta cũng phân cấp khác nhau. Ngày mùng 5, 6, 7 được gọi là sơ độc nhật. Ngày 15, 16, 17 được gọi là trung độc nhật. Ngày 25, 26, 27 là mạt độc nhật. Ngày 14/5 âm lịch là ngày thiên địa giao thái độc nhật.
Tháng 5 âm lịch được coi là tháng cửu độc với 9 ngày xấu.
Những điều kiên kỵ trong 9 ngày độc của tháng cửu độc
Theo quan niệm của dân gian, trong tháng cửu độc, con người sẽ cần kiêng kỵ một số thứ để tránh gặp xui xẻo, làm tổn hại đến bản thân mình.
Con người nên tiết chế lục dục, ăn uống thanh đạm, nên tĩnh tâm.
Dân gian còn hay gọi tháng 5 âm lịch là tháng thối nát. Nguyên nhân là do các món đồ làm từ vải vóc, sợi, gỗ rất dễ bị ẩm mốc, thối nát trong thời điểm này.
Trong khoảng thời gian này, các loài vật có độc cũng sinh sôi mạnh mẽ như rắn, bò cạp, rết, cóc độc.
Trong tháng 5 âm lịch không được cạo trọc đầu của trẻ nhỏ. Theo quan niệm dân gian, trẻ nhỏ có Tín Môn (tức là thóp) chưa hoàn toàn được phong bế, cạo hết tóc sẽ mang đến những điều không lành.
Một số lý giải liên quan đến quan niệm về tháng cửu độc
Về tiết khí, tháng 5 âm được coi là thời điểm dương khí thịnh.
Người xưa quan niệm trong vũ trụ sẽ có hai nguồn năng lượng là âm và dương. Hai thứ này được hòa trộn với nhau và không thể tách rời. Con người mang linh khí của vạn vật, do nguồn khí dương và khí âm hợp lại mà thành.
Vì vậy, khi hai nguồn khí này có sự thay đổi, con người sẽ bị ảnh hưởng và có thể chịu tác động tiêu cực và tích cực.
Theo các cổ thư về Đông y, tháng 4 âm lịch là thời điểm dương khí trong cơ thể con người bị phán tán nên cơ thể suy yếu, dễ bị nhiễm hàn, tà khí. Khoảng thời gian này, các sinh vật có hại cũng sinh sôi mạnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Trong các ngày xấu, ngày cấm kị, mặt trăng, mặt trời và trái đất đều có sự dịch chuyển khác với những ngày bình thường nên người xưa cho rằng điều này tạo ra ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý của con người.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.