Cửa phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở: Nhiều người dùng chục năm mới biết mình làm sai

Vậy cách làm nào mới đúng?

Nhà tắm là nơi có độ ẩm cao, vi khuẩn, nấm mốc rất dễ dàng phát triển. Vì vậy, mở cửa nhà tắm sẽ vô tình khiến các mầm bệnh bị khuếch tán ra bên ngoài. Tốt nhất là bạn nên dùng quạt hút mùi và cửa thông gió để nhà tắm thêm thông thoáng.
cua-phong-tam-nen-dong-hay-mo-sau-khi-dung-01
Những lưu ý khi thiết kế nhà tắm

Chọn đúng vị trí đặt nhà tắm

Nên để nhà tắm ở vị trí thuận tiện đi lại, thoáng khí. Ví dụ nếu một tầng có 2-3 phòng ngủ thì nên để nhà tắm, nhà vệ sinh ở vị trí giữa các phòng để tiện sử dụng. Trong trường hợp nhà không được vuông vắn thì nhà tắm thường được đặt ở góc thừa. Vị trí này vừa hợp phong thủy, vừa giúp các không gian khác được vuông vức, đẹp mắt hơn.

Đối với nhà ống nhiều tầng thì nhà vệ sinh nên được lắp theo trục đứng để thuận tiện cho việc thiết kế điện nước. Nhà vệ sinh nên tránh để đối diện cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng bếp.

Không nên để nhà vệ sinh, nhà tắm ở cùng hướng hoặc sát cạnh phòng bếp, vì nó tạo cảm giác mất vệ sinh.

Thùng rác trong nhà tắm nên có nắp đậy

Thùng rác trong nhà tắm nên có nắp đậy để tránh phát tán các loại vi khuẩn, mầm bệnh. Khi thùng rác được mở nắp, vô khuẩn sẽ vô tình bị lây lan trong không khí, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên để bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh, phòng tắm
cua-phong-tam-dung-xong-nen-dong-hay-mo-01
Bàn chải đánh răng thường được để ngay trên bồn rửa mặt. Tuy nhiên, bồn rửa lại thường đặt sát bệ xí. Dù được cọ rửa sạch sẽ thì vi khuẩn ở khu vực này vẫn rất nhiều.

Lúc xả nước sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn có thể theo các giọt nước li ti bám vào bàn chải đánh răng và xâm nhập vào cơ thể.

Tốt nhất là bạn nên để các vật dụng cá nhân xa bệ xí nhất có thể. Nếu được, hãy để nó trong tủ có cửa.