Nhận ra những dấu hiệu sắp hết phước này cần tìm cách sửa đổi tâm tính. Ngược lại, nếu bạn ngó lơ, xem như không có sẽ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn, vô cùng khổ sở.
1. Thất bại liên tiếp
MỐI QUAN HỆ GIỮA IQ VÀ TIỀN BẠC KHÔNG GIỐNG NHƯ CÁCH CHÚNG TA VẪN NGHĨ, CHÍNH ĐIỀU ĐÓ ĐÃ GÂY RA NHỮNG LẦM TƯỞNG KHIẾN TA KHÓ THOÁT NGHÈO. THÔNG MINH KHÔNG ĐẢM BẢO CHO CUỘC SỐNG GIÀU CÓ, MÀ LÀ “LỘC” CỦA MỖI NGƯỜI. ĐÓ LÀ LÝ DO CHÚNG TA HAY NÓI MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ GIÀU LÀ DO MAY MẮN. NHƯNG HIỂU SÂU HƠN THÌ TA SẼ BIẾT RẰNG HỌ CÓ NHIỀU PHƯỚC LỘC.
Thế nên một người nhiều phước làm ăn đâu cũng trúng, càng ngày càng ăn nên làm ra. Ngược lại, người ít phước thì chăm chỉ, vất vả nỗ lực,… rất nhiều nhưng cũng không giàu nổi.
Nhưng bên cạnh đó, nếu trước đây làm ăn tốt nhưng nay liên tục thất bại, thua lỗ thì nên thận trọng, có thể bạn đang sắp hết phước rồi đấy.
Nếu việc kinh doanh trước đây đang tốt, khách ra vào nườm nượp nhưng giờ vẫn mặt hàng đó thế mà suốt một thời gian dài lại xảy ra tình trạng thi thoảng mới có khách ngó tới đó là một trong những dấu hiệu sắp hết phước mà bạn không nên bỏ qua.
Sự thật là nếu một người phước dày, buôn bán, làm ăn gì cũng có lợi nhuận, bạn sẽ gặp được rất nhiều con đường kiếm tiền, Thần Tài gõ cửa, thậm chí cũng chẳng cần vất vả hay bận rộn quá nhiều.
Phước lộc sẽ có lúc cạn nếu không biết cách bồi đắp thêm, thế nên không ít người làm ăn phát đạt suốt 3 năm đầu nhưng năm thứ 4 bắt đầu xuống dốc, lúc này lại đổ tại khách hàng khó tính, đơn vị gửi hàng cho mình gian manh,… họ không để ý rằng vận may đang bắt đầu cạn dần.
Người ta thường nói, người trong cuộc hồ đồ, người ngoài cuộc sáng suốt nghĩa là chính ta không nhận ra vấn đề của mình nên mới không sáng tỏ. Thế nên cứ liên tục phạm sai lầm mà không hay biết.
Bề ngoài có vẻ như do bất cẩn nên phạm sai lầm. Nhưng thực tế thì vô số việc dù bạn hết sức thận trọng, tính toán trước sau nhưng vẫn không tránh khỏi phạm sai lầm.
Ví dụ, ban đầu bạn lưỡng lự không muốn chi tiền đầu tư vào dự án này, nhưng không hiểu sao lúc đó bạn cứ đâm đầu vào. Bạn không muốn nói ra một chuyện gì đó, nhưng tâm trí lại không khống chế được mà nói ra gây mất lòng, xích mích. Các quyết định sai iên tục xuất hiện khiến bạn hoang mang vô cùng. Thực ra đó là lúc phước cạn chứ không phải do bạn không khôn ngoan, nhanh trí.
2. SINH TẬT
BỖNG NHIÊN “SINH TẬT” CŨNG ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG NHỮNG DẤU HIỆU SẮP HẾT PHƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI. CÓ THỂ NGƯỜI TRONG CUỘC KHÔNG NHẬN RA VÌ NHỮNG CÁI “TẬT” NHỎ BAN ĐẦU KHÔNG RÕ RÀNG, THẾ NHƯNG CHÚNG ĐANG MỖI NGÀY MỘT LỚN LÊN TRONG BẠN, NẾU KHÔNG TINH Ý ĐỂ LOẠI BỎ SỚM THÌ TẬT ĐÓ RẤT LỚN, NGUY CƠ, HIỂM HỌA VÌ THẾ ĐANG RÌNH RẬP ĐỂ GÂY RẮC RỐI CHO BẠN.
Ví như có người đang ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc nhưng trong các cuộc vui lại được giới thiệu “tay vịn”. Ban đầu chỉ để cho vui, nhưng theo thời gian, vì quen thói nên sau này lại thích có thêm “bồ bịch” để làm cuộc sống thêm phần rộn ràng.
Hay không thiếu người khó khăn thì chung tay cùng vợ con làm ăn, nỗ lực nhưng khi giàu có, sung sướng lại muốn “cơi nới”, tìm cảm giác lạ bên ngoài. Có thể họ nghĩ đơn giản rằng bản thân đang đi tìm kiếm hạnh phúc cho mình nhưng lại không nhận ra rằng việc “sinh tật” này báo hiệu ruộng phước của họ đang đến đoạn khô cằn do không được bồi đắp.
Họ mải đuổi theo những mong cầu của bản thân mà không quan tâm tới bất kỳ lợi ích của người khác thì theo nhân quả cũng không nhận về được điều gì tốt đẹp. Không ít đại gia sau khi bỏ vợ thì bị bồ bỏ hoặc lừa gạt tiền nong, làm ăn đổ bể, cuộc đời xuống dốc từ đó.
Những người cho dù rất tốt bụng, chăm chỉ nhưng bỗng dưng có thêm nhiều tật xấu thì không lâu sau họ sẽ suy sụp từ tinh thần đến vật chất và nhu cầu của cuộc sống, thế nên hãy thận trọng.
3. Ốm đau triền miên
NGƯỜI XƯA CÓ CÂU: “KHI BẠN KHÔNG MAY MẮN, NGAY CẢ UỐNG NƯỚC CŨNG SẼ BỊ MẮC NGHẸN.” THẾ NÊN NẾU CÓ DẤU HIỆU CỨ ĐAU ỐM LIÊN MIÊN KHIẾN BẢN THÂN KHÔNG THỂ NÀO TẬP TRUNG LÀM VIỆC ĐƯỢC ĐÓ CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG DẤU HIỆU XẤU MÀ BẠN CẦN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM.
Xuống cấp sức khỏe không chỉ đơn giản là bị bệnh thì phải uống thuốc hay chữa trị ngay mà nguyên nhân gốc rễ ở chỗ phước đang cạn dần mà bạn không hay biết. Thế nên uống thuốc chỉ là phụ, việc chính là phải tích đức, hành thiện, làm càng nhiều việc tốt càng tốt.
Hầu hết chúng ta chữa bệnh sai nên chỉ chữa được cái vấn đề ở hiện tại, bề ngoài chứ không chữa tận gốc cuối cùng là bệnh tái đi tái lại hoặc thậm chí còn có thêm bệnh mới nặng hơn. Lúc đấy ta chỉ biết đổ tại mình xui chứ không thể giải thích nổi cho dù bản thân cố gắng sống lành mạnh, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Mà đúng là xui thật vì vận may đã hết sạch mà không biết, không tìm cách để cải tạo ruộng phước của mình
Thậm chí, có một số người xui xẻo đến nỗi, đi bộ cũng bị xe đâm vào người, ăn cũng bị mắc nghẹn dẫn đến tử vong. Cho nên đừng xem thường những cái xui nhỏ mình đang gặp mà nên tỉnh táo, thay đổi lối sống.
Đúng là vạn vật trên đời đều có số mệnh, không chỉ sống thuận theo tự nhiên mà còn phải biết chăm chỉ tích phước để lúc gặp họa còn có thể tự cứu lấy mình. Còn nếu không lúc đó cầu trời hay khấn Phật cũng không được gì nữa rồi.
Chúng ta có quan điểm rất chung chung rằng cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu, nhưng đó mới chỉ là xuất phát từ cái tâm nhỏ hẹp, thiếu tầm nhìn xa trông
4. Tiêu cực, khó chịu
Nếu lúc nào cũng lạc quan, vui tươi, luôn thấy mọi người xung quanh hiền hòa, vui vẻ với mình nghĩa là ta đang có phước. Ngược lại nếu trong lòng hay bất an, tiêu cực, nhiều người “chơi xấu”, tìm cách hãm hại,… nhìn xung quanh ai cũng là kẻ xấu thì không chỉ dừng lại ở việc đổ lỗi cho hoàn cảnh của mình mà còn là do bản thân đã sắp hết phước.
Nhiều điều khiến tâm trạng không tốt cũng đồng nghĩa với việc phước đức đang dần cạn đi theo thời gian. Hãy nhận diện rằng nếu một thời điểm mà trong lòng bạn luôn nghĩ xấu về người khác thì bản thân đang trong giai đoạn hết phước rồi đó.
Một người sắp hết phước cực kỳ tiêu cực, họ không thích khen ngợi cho thành công của người khác, ghen tị với ai đang hạnh phúc hơn. Thậm chí, họ còn tìm cách đi nói xấu vu khống cho một cá nhân, chê người ta là làm giàu bất chính, ăn chặn tiền từ thiện… trong khi bản thân chẳng làm được gì cho người khác.
Nhìn chung, người sắp hết phước hay ưa thích hoặc dễ bị thu hút với những việc xấu, bất thiện, thay đổi tính nết, tham lam, giận hờn, si mê, kiêu ngạo… dễ giao du với bạn xấu, tâm thường có ý xấu, có ý chê bai xã hội, người có đạo đức hơn mình…
Nếu nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu này thì nên sớm tìm cách sửa đổi, chọn bạn mà chơi, tránh xa người xấu, chọn người sống lương thiện, chăm chỉ, tu chí làm ăn mà giao lưu. Bên cạnh đó, đừng quên giúp đỡ người khác, chăm chỉ làm việc thiện giúp người, giúp đời
5. MỐI QUAN HỆ BẤT ỔN
Bạn chẳng thể nào an tâm mà làm ăn, kiếm tiền nếu gia đình lục đục, nội ngoại mâu thuẫn xảy ra liên miên. Thế nên một người bị mọi người xung quanh xa lánh, gia đình đang không hạnh phúc thì cho dù giàu có họ cũng vẫn thấy cô đơn, buồn tủi.
Họ thường có xu hướng dùng tiền để bù đắp khoảng trống trong lòng, để mua niềm vui vì cho rằng có tiền là có tất cả, cuối cùng lại dễ sa đà vào những tệ nạn xã hội.
Đó là chưa kể đến khi phước đã cạn thì vận đen ập đến ngày càng nhiều, sẽ mang tới vô vàn vấn đề và mâu thuẫn cùng lúc phát sinh, khiến cho người ta trở tay không kịp.
Không chỉ dừng lại việc giảng hòa trong gia đình mà bạn còn phải hướng tâm tốt của mình bằng cách làm việc thiện càng nhiều càng tốt.
Vậy nên chỉ cần thấy dấu hiệu gia đình bất ổn thì tìm cách để tạo phước lành tới người khác nhiều hơn. Khi bạn gieo nhiều nhân tốt đẹp cho mọi người thì bạn mới mong có thể cải thiện được các mối quan hệ xung quanh mình.
6. LÃNG PHÍ
Mỗi hạt cơm trong bát chúng ta ăn hàng ngày tưởng đơn giản nhưng vô cùng đáng quý vì chúng đã phải trải qua bao nhiêu mưa nắng, với công sức của bao nhiêu người từ người thu hoạch cho đến đóng bao bì, vận chuyển, nấu nướng,… mới có thể nằm trên bàn ăn của chúng ta. Thế nhưng ta vẫn lãng phí, ăn uống thừa mứa hay vứt bỏ chúng đi là rất đáng tội.
Đó mới đơn giản là hạt cơm, còn những thức ăn khác mà để thừa thì càng không nên chút nào. Một người dù đang sống trong sung sướng mà lãng phí thì lối sống ấy không kéo dài lâu vì họ đang lãng phí phước báu của chính mình mà không hề hay biết.
Hành động lãng phí đồng nghĩa với sự vô ơn, không biết trân trọng những gì mình đang có. Thế nên theo thời gian mọi thứ sẽ quay lưng với chúng ta, lúc này việc làm ăn cũng không thuận, thường thiếu trước hụt sau.
Trong khi đó, một người sống tiết kiệm thì cuộc đời không bị thiếu thốn, luôn được no đủ. Vì thế hãy thực hành lối sống tiết kiệm mỗi ngày – không bỏ đi những gì vẫn còn có thể sử dụng được, hãy trân trọng từng món đồ mà mình đang sở hữu.
Dòng họ nào có nhiều người làm Vua nhất trong lịch sử Việt Nam?
Bạn có biết dòng họ nào nhiều người làm vua nhất lịch sử Việt Nam hay ⱪhông, hãy cùng tìm hiểu.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã trải qua nhiều triều đại với rất nhiều vị vua trị vì. Vậy bạn có biết, dòng họ nào ở Việt Nam có nhiều người lên ngôi Vương nhất hay ⱪhông?
Kỷ nguyên độc lập của nước ta bắt đầu sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Thời ⱪỳ này được đánh dấu bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Một năm sau, Ngô Quyền lên ngôi vua, nhà Ngô bắt đầu. Ông trở thành vị vua nước Việt đầu tiên trong ⱪỷ nguyên độc lập.
Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) là hoàng đế đầu tiên của nước ta trong ⱪỷ nguyên độc lập. Ông là vị vua thứ 3 trong sử Việt xưng đế sau Mai Hắc Đế và Lý Nam Đế.
Nhà Hậu Lê (1428-1789) là triều đại có nhiều người làm vua nhất trong lịch sử phong ⱪiến Việt Nam. Tổng cộng, triều đại này có tất cả 28 vua trị vì. Họ Lê có nhiều người làm vua nhất lịch sử nước ta với 31 người (cả Tiền Lê và Hậu Lê).
Nhà Đinh và nhà Hồ là 2 triều đại có ít vua nhất trong ⱪỷ nguyên độc lập (2 vua). Trong đó, nhà Hồ có thời gian tồn tại ngắn nhất (7 năm).
Nhà Hồ cũng là triều đại duy nhất ở nước ta có cả 2 đời vua chết ở nước ngoài. Sau ⱪhi bị quân Minh đánh bại năm 1407, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều bị bắt, cuối cùng chết nơi xứ người.
Dù có tới 13 đời vua trị vì trong 143 năm, nhà Nguyễn chỉ có 2 phụ nữ được phong hoàng hậu. Đó là Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan (vợ vua Gia Long) và Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (vợ vua Bảo Đại).
Nhà Trần là triều đại duy nhất có vua tử trận ngay trên trận tiền. Đó là trường hợp của vua Trần Duệ Tông năm 1377, ⱪhi mang quân đi đánh Chiêm Thành.
Có tất cả 82 người từng làm vua nước Việt trong ⱪỷ nguyên độc lập, gồm: nhà Ngô (3 vua), nhà Đinh (2), Tiền Lê (3), Lý (9), Trần (13), Hồ (2), Hậu Lê (28), nhà Mạc (6),