Chỉ cần bỏ túi mẹo nhỏ này có thể giúp bạn trồng thành công ớt trong chậu, vừa ra quả nhiều lại đẹp mắt.
Ớt là loại quả dùng làm gi vị trong nấu nướng. Với những tín đồ ăn cay thì việc trồng một cây ớt trong nhà là cực kỳ hợp lý. Bạn đã nắm chắc cách trồng ớt từ hạt trong chậu cho quả sai trĩu hay chưa?
Chuẩn bị hạt giống
– Cây ớt có rất nhiều loại giống khác nhau như ớt sừng, ớt ngọt, ớt tiêu,… mỗi giống có loại cay nồng, vị khác nhau và đặc điểm bên ngoài khác nhau. Nhưng đều có đặc điểm chung là dễ trồng và chăm sóc.
– Bạn có thể đến các cửa hàng giống mua hạt giống, cây con về ươm trồng hoặc bạn có thể sử dụng các hạt ớt trong quả tách ra lấy hạt ươm thành cây đều được.
– Nếu bạn chọn cách lấy hạt từ những quả ớt giống bạn chọn, trước khi mang trồng bạn cần tách hạt sau đó rữa sạch hạt làm giống.
Chuẩn bị giá thể trồng ớt
– Cây ớt là loại cây không kén đất trồng chính vì vậy bạn chỉ cần chọn loại đất sạch không có tàn dư thực vật hay cỏ dại trong đất đều được. Bạn có thể sử dụng đất vườn hoặc mua đất sạch ở các nhà vườn trồng cây giống.
– Trộn giá thể trồng: Trộn đất trồng và phân bò đã được ủ hoai mục hoặc mua phân bò đã qua xử lý để trộn để tạo độ tơi xốp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, trộn với tỉ lệ 1:1.
Kỹ thuật trồng cây ớt trong chậu
Kỹ thuật gieo hạt
– Cho đất đã trộn vào trong chậu cách miệng chậu 5-7cm. Trước khi gieo hạt nên tưới nước cho đất ướt đều quanh chậu, sau đó gieo thẳng hạt vào chậu. Phủ một lớp đất mỏng lên trên bề mặt để giữ độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo hạt xong cần tưới nước cho chậu trồng.
Kỹ thuật trồng cây
– Đất trồng cây ớt trong chậu lúc này bạn cần trộn thêm trấu hun hoặc tro trấu + phân bò + đất trồng sạch với tỉ lệ 1:1:2 trộn đều. Sử dụng chậu có đường kính cỡ lớn 36 x 30 x 28cm có lỗ thoát nước cho chậu. Cho đất trồng vào trong chậu cách miệng chậu 6cm.
– Sau khi gieo hạt ớt sau 3-5 ngày là bắt đầu nảy mầm. Sau 20 ngày gieo hạt cây có chiều cao 10-15cm, lúc này bạn có thể bấng cây ra trồng vào các chậu trồng khác để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Còn các cây nhỏ bạn có thể trồng 2 cây/chậu. Sau khi trồng xong bạn nên tưới đẫm nước cho cây.
– Bạn nên để cây vào trong mát 2 ngày cho cây hồi phục sau đó mới đem cây ra ngoài nắng để cây phát triển với lượng thời gian tăng dần trong ngày.
Kỹ thuật chăm sóc cây ớt cho sai quả
Tưới nước cho cây
– Đặt chậu nơi có ánh nắng để hạt nhanh nảy mầm. Tùy thuộc vào thời tiết trong ngày mà bạn tưới nước cho cây 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Bạn có thể sử dụng nước mưa hoặc nước ao hồ không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
– Không nên sử dụng nước máy để tưới cho cây, nếu muốn sử dụng nước máy để tưới cho cây thì bạn nên xử lý nước bằng cách bơm nước vào xô hoặc chậu sau đó phơi nước 3-4 ngày cho chất khử trùng bay hơi hết thì bạn mới xử dụng được.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được tưới nước cho cây ớt vào buổi tối vì vào thời gian này nước trong chậu không thể thoát nước kịp, khiến các mầm bệnh và sâu hại phát sinh cây sẽ dễ bị bệnh.
Kỹ thuật bón phân cho cây
– Cây ớt sau khi trồng được 20-25 ngày bạn nên bón thêm phân NPK cho cây để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
– Khi cây bắt đầu cho ra trái bạn nên bón thêm phân NPK cho cây lần nữa để cây có thể hấp thụ tốt được dinh dưỡng nuôi quả.
– Hoặc bạn có thể sử dụng các phân hữu cơ như đậu nành, dịch chuối hoặc GE chuối hoặc sử dụng phân bón được ủ từ rác thải nhà bếp.
Kỹ thuật cắt tỉa ngọn cho cây
– Cây ớt sau khi trồng có chiều cao từ 20 cm bạn tiến hành ngắt ngọn để cây có thể ra nhiều nhánh hơn, giúp cho cây có nhiều trái hơn. Ngắt bỏ phần ngọn non trên cây ớt.
Thu hoạch quả
– Sau khi trồng khoảng 2-3 tháng thì cây ớt cho ra quả ớt lần đầu tiên.
– Khoảng 20-30 ngày cây bắt đầu chuyển màu cho quả chín, lúc này bạn có thể thu hoạch ớt và cất trữ ớt để ăn dần.
– Lưu ý khi thu hoạch bạn nên ngắt cả phần cuống quả, tránh làm gẫy cành trên cây.
Tiến hành chăm sóc cây sau thu hoạch
– Sau khi thu hoạch bạn cần chăm sóc cây lại để cây phục hồi cho quả vào lứa sau.
– Cây khi thu hoạch nếu có hiện tượng xoăn lá, nhánh không phát triển nên cắt bỏ để cây tập chung dinh dưỡng cho nhánh khỏe.
– Trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên thăm đất, nếu thấy rễ chậu nỗi lên trên mặt đất thì cần bón bổ sung thêm phân bò trộn với đất. Sau khi bón xong nên tưới nước cho cây.
– Sau 1 tháng cây tiếp tục cho quả nhiều hơn đợt thu hoạch đầu.
xem thêm;
Vùi tỏi vào thùng gạo nhận ngay lợi ích tuyệt vời, ai không biết thật phí
Việc vùi tỏi vào trong thùng gạo tưởng là hành động vô thưởng vô phạt nhưng thực chất lại mang đến hiệu quả bất ngờ.
Gạo là thực phẩm mà nhà nào cũng có. Chúng ta thường tích trữ gạo trong nhà để tiện sử dụng. Tuy nhiên, việc để gạo lâu sẽ khiến mối mọt dễ xâm nhập vào gạo. Thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng được gạo bị mọt nhưng chất lượng, hương vị của nó sẽ giảm đi rất nhiều.
Để ngăn chặn mọt xuất hiện trong gạo bạn có thể thử bỏ tỏi vào trong thùng gạo.
Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Tỏi còn chứa các chất kháng khuẩn, chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tỏi. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra xem tỏi trong thùng gạo còn tỏa ra mùi thơm không. Nếu không, bạn có thể cần phải thay củ tỏi mới để duy trì hiệu quả. Việc bỏ tỏi vào trong thùng gạo hầu như không làm ảnh hưởng gì đến hương vị của cơm.
Ngoài tỏi, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như hạt tiêu, hoa hồi để đuổi mọt trong gạo. Chỉ cần bỏ những loại gia vị này vào trong một miếng vải mỏng, buộc lại và bỏ vào thùng gạo. Mùi thơm của chúng tỏa ra cũng sẽ giúp đuổi mọt rất tốt. Sau một thời gian, mùi của tiêu, hoa hồi sẽ giảm đi. Lúc này, bạn cần chú ý thay mới gia vị để duy trì hiệu quả.
Vỏ cam, quýt
Vỏ cam, quýt sau khi ăn xong đừng vội vứt đi. Bạn hãy đem phần vỏ này đi phơi hoặc sấy khô rồi thả vào thùng gạo. Vỏ cam, quýt có chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Những thứ này sẽ khiến mọt gạo chạy xa, không dám vào thùng gạo nữa.
Muối trắng
Bạn có thể rắc một chút muối trắng vào trong thùng gạo. Mọt ăn phải muối sẽ sợ và tìm cách bỏ chạy. Lưu ý, không nên bỏ quá nhiều muối vì nó sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.
Rượu trắng
Nếu trong nhà có rượu trắng, bạn có thể tận dụng loại đồ uống này để đuổi gạo. Hãy rót khoảng 50 gram rượu vào một chiếc cốc và đặt vào thùng gạo. Miệng cốc phải cao hơn mặt gạo.
Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi, giúp xua đuổi một gạo rất tốt mà không làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của gạo.
Ngoài các cách trên, bạn cần phải chú ý bảo quản gạo ở nơi khô thoáng và đậy kín nắp thùng gạo sau mỗi lần sử dụng.
Nếu không tích trữ quá nhiều gạo trong nhà, bạn có thể chia gạo vào các hộp hoặc túi zip rồi để vào tủ lạnh để dùng dần. Ở nhiệt độ thấp, mọt gạo cũng không thể sinh sôi.