Thương tâm một người không qua khỏi trong lúc tránh áp thấp nhiệt đới

Thương quá mọi  người ơi, bình thường ai cũng sợ nguy hiểm xảy ra trong bão, vậy mà ngay cả khi bão chưa tới (hoặc đã qua) là áp thấp nhiệt đới, cũng có những tình huống không thể lường trước được đâu, mong mọi người cẩn thận.

Sáng nay, báo chí đã đưa thông tin về một người không qua khỏi trong lúc tránh áp thấp nhiệt đới rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết sự việc trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, vào ngày 18/9/2024, tàu cá BĐ.99035-TS do ông Nguyễn Văn Tốt (25 tuổi, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ, hành nghề lưới vây ánh sáng, trên tàu có 4 lao động.

Khoảng 15h30 cùng ngày, tàu này tránh trú áp thấp nhiệt đới tại đảo Phan Vinh, tỉnh Khánh Hòa. Lúc này, thuyền viên Nguyễn Thiện là (47 tuổi, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) di chuyển từ tàu BĐ.99035-TS sang một tàu khác thì bị trượt chân ngã đập vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển.

Ngay sau đó, thuyền viên các tàu cá ở khu vực xảy ra sự việc đã tổ chức tìm kiếm cứu hộ. Đến 17h30 ngày 18/9, các thuyền viên đã phát hiện ngư dân Nguyễn Thiện nhưng người này được xác định đã không qua khỏi.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định, dự kiến sáng ngày 20/9, tàu BĐ.99035-TS sẽ di chuyển đưa thithe thuyền viên Nguyễn Thiện về thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để tiến hành các thủ tục theo quy định.

hình ảnh

Vùng biển Bình Định, ảnh: VOV

Mời bà con đọc thêm thông tin: Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở nhiều tỉnh, đề phòng nguy cơ ngập lụt, sạt lở

Chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt.  đới. Dự báo tác động của áp thấp nhiệt đới sau bão số 4 như sau:

Trên biển:

– Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) đêm nay (19/9) còn có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 8 (62-74km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định-Cà Mau, phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh.

hình ảnh

Mưa lớn sau bão số 4 có thể gây ngập lụt, ảnh: DSD

Trên đất liền:

– Vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị trong 3-6 giờ tới còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Mưa lớn:

– Từ chiều tối 19/9 đến ngày 20/9, mưa lớn tập trung ở khu vực Thanh Hóa đến Quảng Trị, phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>100mm/6 giờ) ở khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Trị trong chiều tối và đêm nay (19/9).

– Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát.

Dự báo tác động của mưa lớn: Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT TẠI CÁC TỈNH TỪ THANH HÓA ĐẾN QUẢNG NGÃI, KON TUM

Trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9), khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã có mưa to đến rất to như: Cửa Đạt 83mm (Thanh Hóa); Thủy Điện Hủa Na 62,4mm (Nghệ An); Hồ Mạc Khê 162mm (Hà Tĩnh); Mai Hóa 193mm (Quảng Bình); Đập thủy điện La Tó 321mm (Quảng Trị); Hương Phú 330,6mm (Thừa Thiên Huế); Hòa Bắc 155mm (TP. Đà Nẵng); Trà My 264mm (Quảng Nam); Trà Thanh 206mm (Quảng Ngãi); Mường Hoong1 122mm;…

Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo:

Trong 03-06 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến như sau: Khu vực Thanh Hoá, Nghệ An, phía bắc Thừa Thiên Huế mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm; khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Trị mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 150mm; tỉnh Kon Tum mưa phổ biến 10- 40mm, có nơi trên 50mm.

Cảnh báo nguy cơ:

Trong 06 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện (Chi tiết được đính kèm trong trong Phụ lục 1).

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1, riêng TP.Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế: Cấp 2.

Cảnh báo tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:

Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.