Đọc thông tin mà tim cứ thắt lại và nước mắt tự rơi. Có trách ông nội hay không thì giờ này cháu bé cũng đã không thể trở về được nữa rồi! Câu chuyện xảy ra đã được camera ghi lại tất cả, báo chí đã đăng tải thông tin rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Sự việc xảy ra cách đây không lâu ở một ngôi làng tại Phúc Kiến, T/rung Q/uốc. Sự việc quá đau lòng sau đó được cư dân mạng lan truyền rộng rãi. Cụ thể, vào ngày 16/3/2024, mẹ của một cậu nhóc 3 tuổi tên là Tiểu Vũ đi làm và để lại con trai cho ông bà nội chăm sóc.
Theo camera giám sát ghi lại, lúc này Tiểu Vũ được ông nội đưa ra trước sân nhà chơi. Tuy nhiên, thay vì cùng chơi với cháu trai thì ông nội lại tập trung vào lướt điện thoại, còn để đứa trẻ tự chơi với đồ chơi của mình.
Một lát sau, Tiểu Vũ cảm thấy đồ chơi bị bẩn nên đã nói với ông nội rằng cậu bé muốn ra sông rửa đồ chơi. Nhưng ông nội thậm chí còn không ngẩng đầu lên nói chuyện với cháu trai mà chỉ mải mê xem TikTok, cuối cùng vì thấy ông không có phản ứng gì nên cậu bé 3 tuổi đã một mình đi đến bờ sông trước nhà.
Tại đây, bị kịch đã xảy ra, Tiểu Vũ đã bị r/ơ/i xuống sông và bị đuối nước. Sau khi gia đình phát hiện sự việc thì tất cả đã quá muộn. Mẹ Tiểu Vũ hoàn toàn suy sụp, đau đớn trước sự ra đi đột ngột của cậu con trai nhỏ.
Chị đã kiểm tra camera và biết được toàn bộ quá trình dẫn đến bi kịch này, mẹ Tiểu Vũ không thể chấp nhận được trước thái độ trông cháu quá sức lơ là, thiếu trách nhiệm của bố chồng, thế nhưng mọi chuyện đã vô phương cứu chữa.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên các diễn đàn mạng xã hội. Có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Phần đông bình luận thể hiện sự thất vọng, không đồng tình với cách trông nom cháu thiếu trách nhiệm của ông nội. Bên cạnh đó, cũng có một số người bênh vực cho rằng ông đã có tuổi rồi và việc trông cháu cũng không phải trách nhiệm của ông, nếu đã nhờ ông bà trông thì dù có xảy ra rủi ro gì cũng phải chấp nhận mà không nên trách móc.
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng, để đảm bảo sự an toàn cho con, không có gì bằng việc bố mẹ tự mình trông nom và giám sát con chứ không nên nhờ vả bất cứ ai cả.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Có nên trả tiền khi nhờ ông bà nội trông nom cháu không
Trên thực tế, việc có nên cậy nhờ nhờ bố mẹ già trông con trẻ là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Phụ huynh có cảm giác an tâm hơn rất nhiều khi gửi gắm con cho ông bà, nhưng trên thực tế, bản thân người lớn tuổi cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn mà đôi khi bạn không biết tới.
Dù bố mẹ có lương hưu nhưng nhiều người trẻ vẫn gửi tiền trông cháu cho ông bà hàng tháng. Theo những người này, trông trẻ không phải là nhiệm vụ hay trách nhiệm bắt buộc của người già. Muốn nhờ vả bố mẹ, phải xem đó như công việc làm thêm và trả lương đầy đủ, thể hiện sự coi trọng sức lao động của bố mẹ, cũng như giúp người già chủ động hơn về kinh tế khi ở tuổi thu nhập đã hạn chế.
Theo chuyên gia tâm lý, khi nhờ ông bà chăm cháu, việc trả tiền là đương nhiên và đó là trách nhiệm của con cái. Bố mẹ đã dành cả đời vất vả nuôi nấng con cái trưởng thành. Đến khi tuổi cao, sức yếu họ cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng thay vì tiếp tục lao động. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó phải chăm cháu, con cái nên có kinh phí ngay cả khi ông bà không đòi hỏi.
Cụ thể, tiền bồi dưỡng hàng tháng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình tài chính riêng của mỗi gia đình. Một khi không muốn dùng tiền, có thể thay thế bằng cách mua sắm đồ dùng thiết yếu, những chuyến du lịch hay mua bảo hiểm, các gói thăm khám sức khỏe định kỳ vào lễ Tết hay dịp sinh nhật nhằm bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ. Điều này vừa cải thiện mối quan hệ trong gia đình vừa là cách để con cái báo hiếu.
Tuy nhiên không phải ai cũng tình nguyện nhận tiền, nhận quà của con cháu theo cách thức này. Chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất là thái độ và thời điểm thực hiện làm sao cho khéo léo. Nếu đưa theo kiểu ban phát, trả lương dễ khiến tình cảm gia đình rạn nứt.
Ông bà là những người đã trải qua tuổi trẻ vất vả nuôi dạy con cái thành người. Đến khi con phương trưởng, họ bước vào tuổi về hưu, sức khỏe yếu, thu nhập hạn chế. Ở tuổi này, người lớn tuổi nên được nghỉ ngơi, thư giãn. Tùy vào điều kiện kinh tế, họ có thể đi du lịch, dành thời gian cho các sở thích riêng như tham gia các câu lạc bộ cho người cao tuổi, trồng cây, chăm thú cưng…
Khi bạn giao con cái của mình cho họ, bạn đã tước đi sự tự do của họ. Mong muốn bảo bọc con cái, hoặc suy nghĩ rằng giúp “tiết kiệm đồng nào hay đồng đấy”, các bậc ông bà tự nguyện “dẹp hết” các mong muốn cá nhân để dành thời gian cho cháu. Sau khi đã hy sinh cho con, giờ họ lại phải tiếp tục hy sinh cho cháu. Họ buộc phải sống lặp đi lặp lại một giai đoạn cuộc đời.