Bé gái tan học ở trường nhưng suốt 3 ngày bố mẹ không đến đón, các cô giáo bật khóc khi mở cặp sách em ra

Có lẽ mọi người đều nghĩ, điều đáng sợ nhất đối với một đứa trẻ là không có bố mẹ, nhưng thật ra, còn có một điều đáng sợ hơn nữa, đó là có bố mẹ cũng như không!

Sự việc bé gái 4 tuổi tan học ở trường mầm non nhưng không ai đến đón đã khiến cho nhiều người chứng kiến cảm thấy nỗi đau chạm tới tận cùng. Có những xót xa trên đời khiến người ta day dứt, dằn vặt dù chỉ là người dưng….nhưng chính em, cô bé trong cuộc lại vẫn ngây thơ và chẳng hề hay biết chuyện gì đang xảy ra cả!

Trước đó, một vụ việc xảy ra tại Trung Quốc đã khiên cộng đồng mạng nước này rất bất bình. Theo đó, một cô giáo mầm non họ Triệu phát hiện một bé 4 tuổi trong lớp mình sau giờ tan học không có ai đến đón. Cô Triệu đã cố gắng gọi điện, nhắn tin cho cha mẹ của đứa trẻ qua điện thoại và các ứng dụng liên lạc nhưng đều không nhận được phản hồi, thậm chí, có những cuộc điện thoại nổi chuông sau đó đầu dây bên kia lại tắt máy một  cách lạnh lùng.

Thật khó hiểu không biết có chuyện gì đã xảy ra nên cô Triệu buổi tối hôm đó đã đưa bé về nhà mình.

Tuy nhiên, suốt tối hôm đó, sang tới hôm sau và hôm sau nữa, cô Triệu dù cố gắng vẫn không thể liên lạc được với cha mẹ của bé, họ cũng không đến trường tìm con. Thêm một ngày nữa trôi qua, cô Triệu lại đưa bé về nhà mình…Rồi một ngày nữa lặp lại y như vậy…Không hề thấy bố  mẹ của bé xuất hiện hay liên lạc gì cả.

3 ngày liên tiếp đã trôi qua như vậy và không chỉ cô Triệu mà tất cả các cô giáo khác trong trường đều cảm thấy rất kì lạ.

hình ảnh

Bố mẹ đã rời bỏ nhưng con thì vẫn luôn chờ đợi được quay trở về gia đình của mình, ảnh minh họa, nguồn: SHDS

Lúc này, nhà trường và các giáo viên đèu nhận thấy có điều gì đó không ổn. Khi một cô giáo vô tình mở cặp sách của bé gái ra xem thì sững sờ khi phát hiện bên trong đầy quần áo! Dường như, trong buổi đưa con đến trường cuối cùng, bố mẹ bé đã chuẩn bị cho bé một lần xa nhà lâu ngày. Nhưng vì sao lại như vậy.

Sau khi tìm cách liên lạc với ông bà của bé, các giáo viên mới biết được câu chuyện của gia đình cô bé. Thì ra, bố mẹ của bé đang trong quá trình ly hôn và không ai muốn nhận nuôi con cả. Người mẹ vì tức giận đã đóng gói quần áo của con rồi đưa con đến trường mầm non, sau đó bỏ đi mà đứa trẻ hoàn toàn không hay biết gì.

Vậy là đã rõ rồi. Sự việc xảy ra là do bố  mẹ bé cố tình không muốn nuôi con nữa. Người lớn với nhiều oán hận, toan tính, chỉ có đứa trẻ ngây thơ là ngày ngày vẫn đợi bố mẹ đến đón mình về nhà….Nhìn cô bé vẫn vô tư hồn nhiên mà các giáo viên trong trường đã không kìm được nước mắt!

Thực ra, trong mối quan hệ hôn nhân tan vỡ, người bị tổn thương nhiều nhất không ai khác chính là đứa trẻ. Một bé gái không biết gì bị người mẹ vô trách nhiệm “bỏ rơi” tại trường mầm non. Khi bé trở về nhà, gia đình đã không còn nguyên vẹn nữa, và điều này rất dễ để lại bóng đen tâm lý suốt đời cho bé.

Những đứa trẻ nhỏ tuổi không thể hiểu được lý do cha mẹ ly hôn, chúng rất dễ nảy sinh suy nghĩ “Có phải do con không ngoan nên cha mẹ không cần con nữa không?”. Với tâm lý này, sau này trẻ có thể liên tục tìm cách làm hài lòng người khác, hình thành “tính cách luôn làm vừa lòng người khác” và trở nên tự ti, nhút nhát hơn.

Làm sao để khi người lớn rời bỏ nhau, kết thúc mối quan hệ mà hạn chế tổn thương nhất đến những đứa trẻ

Một trong những điều quan trọng nhất sau khi ly hôn là duy trì mối quan hệ hợp tác giữa bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Mặc dù mối quan hệ vợ chồng không còn, nhưng trách nhiệm làm cha mẹ vẫn tiếp tục suốt cả cuộc đời. Dù có bất cứ mẫu thuẫn lớn thế nào, cả hai người nên đồng ý về cách giáo dục, chăm sóc con cái và giữ một lịch trình cố định về thời gian chăm sóc con. Việc này giúp trẻ cảm thấy không bị mất mát tình yêu thương từ bất kỳ người nào trong gia đình.

Trẻ em có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau sau khi bố mẹ ly hôn, từ buồn bã, lo lắng đến giận dữ. Điều quan trọng là bố mẹ cần khuyến khích con cái thể hiện cảm xúc của mình và lắng nghe chúng một cách chân thành. Hãy cho con biết rằng mọi cảm xúc của chúng đều là bình thường và bố mẹ luôn sẵn sàng hỗ trợ để chúng vượt qua khó khăn này.

Trẻ em không nên trở thành người trung gian truyền thông tin giữa bố mẹ. Việc yêu cầu trẻ chuyển lời hoặc đặt trẻ vào tình thế phải lựa chọn giữa bố và mẹ là không công bằng. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và gây ra xung đột cảm xúc. Bố mẹ nên tự liên lạc với nhau để giải quyết các vấn đề và tránh để trẻ bị kẹt giữa.