Rau dệu là một loại rau cực kỳ quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng được biết là loại dược liệu có thể hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh lý khác nhau. Cùng bài viết bên dưới tìm hiểu những thông tin sơ lược và công dụng của rau dệu nhé!
Rau dệu không chỉ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn đặc biệt mang đến nhiều lợi ích cho con người. Do đó, nhiều người không khỏi thắc mắc về tác dụng của loại rau này.
Tổng quan về cây rau dệu
Thông tin về cây rau dệu có thể còn xa lạ với một số người.
Đặc điểm thực vật
Rau dệu thường được gọi với cái tên khác như rệu, diếp không cuống, diếp bò, rau dền nước,… Tên khoa học của rau dệu là Alternanthera sessilis. Cây thuộc họ Amaranthaceae.
Rau dệu thuộc loài cây thân thảo. Chúng phát triển bò trên mặt đất, chiều dài khoảng 40 – 60cm. Thân của rau có thể chia thành các nhánh nhỏ và thường có rễ phụ ở mỗi khớp nhánh. Tùy vào điều kiện môi trường, cây mọc dưới bóng râm sẽ có màu tím hay tím nhạt. Rễ cây mọc cạn và thường có nhiều cấp bậc khác nhau.
Rau dệu còn có tên khác như rệu, diếp không cuống, diếp bò, rau dền nước,…
Lá của rau dệu mọc đối xứng với các phiến lá đơn. Chúng có thể có cuống hoặc không. Phiến lá mang hình dạng mũi mác nhọn với chiều dài từ 4 – 6cm. Hoa của rau dệu có màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Hoa loại cây này thường nở rộ vào khoảng tháng 11 và tháng 12. Thời gian kết quả từ tháng 6 đến tận tháng 1 năm sau. Quả của cây sẽ chứa 1 hạt màu nâu.
Phân bố
Cây rau dệu có mặt trên hầu hết tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, cây tập trung nhiều tại các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc hay Việt Nam. Rau dệu thường mọc hoang tốt ở điều kiện ẩm ướt, nơi có ao hồ.
Bộ phận sử dụng, thời điểm thu hoạch
Toàn bộ bộ phận của cây rau dệu đều có thể sử dụng được. Song đó, người dân cũng có thể thu hoạch xuyên suốt năm. Chúng có thể làm thành dược liệu phơi khô và dễ dàng bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Thành phần hóa học
Theo Y học Cổ truyền, rau dệu sở hữu các thành phần hóa học sau:
Glucid: 1.9%;
Cellulose: 2.1%;
Caroten: 5.1 mg/dL;
Calcium: 98 mg/dL;
Phosphor: 22 mg/dL;
Protid: 4.5%;
Vitamin C: 77.7%;
Sắt: 12 mg/dL;
Nước: 80.3%.
Rau dệu là loài cây thân thảo thuộc họ Amaranthaceae
Rau dệu và công dụng đối với sức khỏe
Nhiều người không khỏi thắc mắc rau dệu có tác dụng gì. Trong Đông y học, rau dệu có tính mát, hơi nhạt và có vị ngọt. Theo đó, rau dệu sở hữu các công dụng như sau:
Lợi tiểu
Thí nghiệm trên chuột cống trắng chỉ ra rằng sau khi loài vật này uống nước ép từ rau dệu đã hỗ trợ khả năng lợi tiểu cực kỳ tốt.
Hạ thân nhiệt
Cao khô chiết xuất từ rau dệu có khả năng làm hạ thân nhiệt. Điều này đã được kiểm chứng trên chuột nhắt trắng với liều lượng 125 mg/kg.
Chống viêm, kháng khuẩn
Thành phần hoạt chất cây rau dệu sở hữu có khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của Salmonella Typhimurium. Mặt khác, rau dệu còn mang công dụng kiềm chế sự hình thành và phát triển của các chất gây căn bệnh ung thư đến từ môi trường Nitrosodiethanolamine.
Ngăn ngừa ung bướu
Các nghiên cứu cho biết thành phần ether được chiết xuất từ rễ của rau dệu có công dụng ngăn ngừa sự hình thành của các khối u. Song đó hoạt chất này cũng giúp chống lại sự phát triển của ung thư.
Cải thiện triệu chứng tiểu đường
Rau dệu có rất nhiều chất xơ. Thông qua đó, một khi sử dụng thường xuyên với liều lượng thích hợp sẽ có khả năng giảm đường huyết, cải thiện các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Ngoài các công dụng điển hình trên, rau dệu còn đem đến rất nhiều công năng trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh sau:
Trĩ;
Lỵ;
Lợi mật;
Tiêu chảy, khó tiêu;
Cải thiện tình trạng dị ứng;
Bệnh về da liễu như chàm da, viêm da mủ,…
Hỗ trợ điều trị bệnh đường niệu hay các vết thương ngoài da.
Rau dệu mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người
Các bài thuốc hỗ trợ trị bệnh từ rau dệu
Rau dệu có thể làm nguyên liệu thảo dược trong một số bài thuốc điều trị các căn bệnh khác nhau. Liều lượng có thể sử dụng trong một ngày của rau dệu là từ 60 – 120 gram. Mặt khác, đối với dạng thuốc sắc từ rau dệu chỉ nên hấp thụ từ 15 – 30 gram.
Hỗ trợ trị chứng tiểu buốt, tiểu không thông
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng 80 gram rau dệu tươi gồm cả thân, lá và rễ.
Bước 2: Cắt nhỏ các nguyên liệu và cho vào ấm sắc lấy nước uống.
Bước 3: Uống đều đặn ngày 2 lần trong vòng 5 – 7 ngày để có được kết quả rõ rệt. Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu không thông ngày một được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị đau răng
Để có thể hỗ trợ điều trị chứng đau răng một cách tốt nhất, bạn nên sử dụng rau dệu kết hợp với ngọn cỏ bồ và địa cốt bì. Bằng cách sắc thuốc uống với toàn bộ dược liệu trên, bạn có thể cải thiện triệu chứng đau của răng rất hiệu quả.
Hỗ trợ trị mụn nhọt
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá rau dệu tươi đã rửa thật sạch.
Bước 2: Giã nát hoặc xay nhuyễn rau cùng với một ít lòng trắng trứng gà.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh vùng da bị mụn. Sau đó đắp hỗn hợp lên vị trí mụn nhọt và nằm thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút.
Tuy nhiên, bạn cần rửa sạch ngay khi có những dấu hiệu kích ứng.
Hỗ trợ chứng viêm đường tiết niệu
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 100 gram rau dệu, 50 gram rau má, 50 gram cam thảo đất cùng 20 gram diếp cá.
Bước 2: Rửa sạch, cắt nhỏ và sắc thuốc uống với toàn bộ thảo dược kể trên.
Hỗ trợ điều trị chứng vàng da, viêm gan
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lần lượt các loại thảo dược bao gồm 100 gram rau dệu, 50 gram cây chó đẻ, 50 gram cỏ mực và 10 gram củ nghệ.
Bước 2: Đem toàn bộ các nguyên liệu rửa sạch và sắc cùng với nước uống.
Mặt khác, trước khi tiến hành áp dụng bất kỳ phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh nào từ rau dệu, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ. Đây là cách hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến với sức khỏe của bạn khi sử dụng sai cách.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ rau dệu
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng rau dệu
Mặc dù rau dệu sở hữu rất nhiều công dụng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, không nên vì lý do đó mà lạm dụng loại thảo dược này. Vì đây là loại rau chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung loại rau một cách thường xuyên vào khẩu phần ăn uống thường ngày.
Bạn cũng cần lưu ý ưu tiên lựa chọn rau tươi thay vì rau úa nát khi sử dụng chúng vào quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Bảo quản rau ở nơi khô ráo, thoáng mát và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đặc biệt, trước khi sử dụng rau dệu cho bất kỳ mục đích nào có liên quan đến bệnh lý, bạn nên hỏi thăm và được sự đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý áp dụng các phương pháp tại nhà để hạn chế tình huống rủi ro đến sức khỏe của gia đình và bản thân.
Hy vọng sau những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về rau dệu cũng như công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Quan tâm đến chế độ ăn uống thường ngày chính là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cá nhân và gia đình.