Phật dạy: Trên đời có 1 lời càng ít nói càng tích phúc đức, ai cũng nên biết
Nếu như nói ra tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, những gì ta biết mà khiến cho những điều bất thiện tăng lên và những điều thiện giảm đi, vậy ta sẽ không nói.
Những lời không nên nói
Có một hôm, một vị đại thần thuộc tầng lớp Bà La Môn của đất nước Magadha (một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6) đến trúc lâm viện ở thành cổ Shravasti để thăm Đức Phật.
Vị đại thần này nói với Đức Phật rằng, ông ta là người như thế này:
Phàm là những thứ tôi tận mắt nhìn thấy, tôi đều có thể miêu tả lại một cách chuẩn xác; phàm là những lời tôi tận tai nghe được, tôi hoàn toàn có thể trần thuật lại toàn bộ những gì đã nghe; phàm là thứ tôi cảm nhận được, tôi đều có thể nói ra hết dựa theo những gì đã cảm nhận được, từ trước đến giờ chưa bao giờ sai.”
Đức Phật không hoàn toàn đồng ý với những gì vị đại thần nói, người khai thị vị đại thần: “Ta không nói đại thần ‘nên’ hay ‘không nên’ nói hết ra tất cả những gì ông nghe thấy hay ông biết.
Nếu như nói ra tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, những gì ta biết mà khiến cho những điều bất thiện tăng lên và những điều thiện giảm đi, vậy ta sẽ không nói.
Ngược lại, nếu việc đó có thể làm cho những điều bất thiện giảm đi và những điều thiện tăng lên, ta sẽ nói ra. Tương tự như thế, những điều nghe thấy hay những điều cảm nhận được cũng vậy.”
Ngoài ra những kiểu nói này bạn cũng nên tránh kẻo hao tổn phước:
Mình không thích bộ dáng này bạn
Rất nhiều người thường thích giải thích với người khác rằng mình người có tính cách thẳng thắn, coi “thẳng như ruột ngựa” là một thái độ sống của bản thân.
Thái độ này không phải không tốt, nhưng trong vài hoàn cảnh nói chuyện trực tiếp, cũng nên có thái độ tôn trọng, lịch sự với đối phương, như thế lời nói ra mới không trở thành cái cớ hoàn hảo khiến người khác bị tổn thương.
Ngay cả khi chúng ta nói với bạn thân hay người nhà: “Anh không thích bộ dáng này của em chút nào”, cũng đã gây nên những thương tổn tâm lý cho người nghe chứ chưa nói đến người ngoài.
Về lâu dài, cách nói này sẽ càng tăng thêm hiềm khích trong lòng nhau, khiến cho rất nhiều tri kỷ thuở ban đầu ngày càng trở nên xa lánh chúng ta.
Nếu luôn phải chịu đựng những tổn thương ẩn sau những lời nói vô tâm mỗi khi giao tiếp với chúng ta, việc người khác rời xa chúng ta sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Mình nói vậy là muốn tốt cho bạn thôi
Chân thành đối tốt với người khác không dừng lại ở việc nói mà không làm, nói miệng, nói suông mà nên thể hiện thêm thông qua hành động cụ thể.
Đối với rất nhiều người, cách nói: “Mình nói vậy là muốn tốt cho bạn thôi” chẳng khiến họ cảm nhận được sự chân thành nào.
Muốn trở thành người thông minh về cảm xúc, điều cấm kị lớn nhất chính là đừng “hư tình giả ý”, “khẩu phật tâm xà”.
Một người thật lòng suy nghĩ cho đối phương sẽ luôn mong đối phương tốt đẹp hơn, luôn cố gắng khéo léo dùng những lời lẽ, cử chỉ ôn hòa giúp đối phương cảm nhận được sự chân thành của mình.
Vì thế xin đừng hở ra là ban phát câu “vì muốn tốt cho bạn thôi” để tô vẽ thêm cho sự “chân thành” của bản thân, như vậy sẽ chỉ khiến đối phương càng thêm phản cảm với bạn.
Rất nhiều lúc, chúng ta vì muốn đối phương coi chúng ta như người bạn thân mà bộc lộ sự thẳng thắn, đây cũng không phải chuyện xấu, nhưng chỗ nào cần chú ý thì vẫn nên chú ý.
Bởi với rất nhiều người thường xuyên nói câu này, họ chỉ thích đi nói người khác nhưng đến khi bị người khác nói thì lại không thể chấp nhận được.
Kiểu thẳng thắn này chỉ là chiếc dù bảo hộ cho chính bản thân họ mà thôi.
Mình đã từng nói với bạn rồi
Thông tin mỗi người phải tiếp nhận rất lớn, có bao nhiêu người có thể nghiêm túc ghi nhớ từng câu từng chữ chúng ta nói? Nếu nhớ được thì họ còn cần chúng ta nhắc nhở ư?
Dùng giọng điệu và ngữ khí trách tội đối phương chỉ khiến đối phương cảm thấy bí bách hơn thôi.
Những lời lẽ mà một người EQ cao sử dụng sẽ luôn vì đối phương mà suy nghĩ và sẽ không coi đối phương như đứa ngốc để giảng giải.
Kiểu nói này duy trì lâu dần sẽ âm thầm lặng lẽ gây tổn thương lòng tự trọng của đối phương từ lúc nào không hay.
Vì thế, trong giao tiếp chúng ta tuyệt đối không nói chuyện với người khác bằng giọng điệu như thế này.
Bạn đã nghĩ thế thì mình cũng chịu
Câu này có nghĩa là là suy nghĩ của đối phương có vấn đề nên chúng ta không thể tán thành.
Chỉ là khi đối phương nghe được câu này, họ sẽ nghĩ trong đầu rằng tại sao chúng ta cứ ngồi ở đó bình luận mà không đưa ra hành động thực tế nào tốt hơn.
Vì vậy, chúng ta dù không giúp đỡ được gì cũng đừng nên dùng kiểu nói này để trả lời đối phương.