Rau bí là loại rau dân dã, bình dị trong bữa ăn thường ngày của người Việt. Thế nhưng, bạn đã biết về những lợi ích dinh dưỡng của loại rau này đối với sức khỏe chưa?
Bài viết sẽ trả lời câu hỏi ăn rau bí có tốt không. Ngoài ra, bài viết cũng mang đến giá trị dinh dưỡng và cách sơ chế. Đồng thời, Hello Bacsi cũng gợi ý cho bạn những món ngon từ rau bí.
Rau bí là rau gì?
Rau bí thực chất là lá của cây bí đỏ. Tại Việt Nam, bí đỏ được trồng phổ biến từ miền núi đến trung du đồng bằng. Mọi bộ phận của cây bí đỏ đều ăn được, từ thân, lá, nụ hoa cho đến quả và hạt. Trong đó, phần rau gồm lá non, ngọn và hoa bí đực rất được ưa chuộng. Lá của bí đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng
Ăn rau bí có tốt không? Lá bí không chỉ ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của rau bí đa phần đến từ hàm lượng dinh dưỡng trong đó. Rau bí chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, mangan, phốt pho, canxi… Ngoài ra, lá của bí ngô giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B,…Thành phần dinh dưỡng của rau bí trong 100g như sau:
Giá trị dinh dưỡng
Khối lượng
% DV (Giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
Nước
36.22g
N/D
Năng lượng
7 Kcal
N/D
Energy
31 kJ
N/D
Protein
1.23g
2.46%
Chất béo
0.16g
0.46%
Tro
0.48g
N/D
Carbohydrate
0.91g
0.70%
Canxi
15mg
1.50%
Sắt
0.87mg
10.88%
Magiê
15mg
3.57%
Phốt pho
41mg
5.86%
Kali
170mg
3.62%
Natri
4mg
0.27%
Kẽm
0.08mg
0.73%
Đồng
0.052mg
5.78%
Mangan
0.138mg
6.00%
Selen
0.4µg
0.73%
Vitamin B1 (Thiamin)
0.037mg
3.08%
Vitamin B2 (Riboflavin)
0.05mg
3.85%
Vitamin B3 (Niacin)
0.359mg
2.24%
Vitamin B5 (Pantothenic acid)
0.016mg
0.32%
Vitamin B6 (Pyridoxine)
0.081mg
6.23%
Vitamin B9 (Folate)
14µg
3.50%
Folate, DEF
14µg
N/D
Vitamin C (Ascorbic acid)
4.3mg
4.78%
Vitamin A, RAE
38µg
5.43%
Vitamin A, IU
757IU
N/D
Tác dụng của rau bí đối với sức khỏe
Rau bí có tốt không? Công đoạn sơ chế loại rau này mất thời gian nhưng lại chế biến được thành nhiều món ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
1. Tác dụng của rau bí: Giúp tim khỏe mạnh
Ăn rau bí có tác dụng gì? Lá bí chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thụ cholesterol và axit mật từ ruột non. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Bài viêt liên quan Đừng cất gừng vào tủ lạnh nữa, mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn có thể giữ gừng tươi cả năm trời, không mất mùi vị, không lo mọc mầm
Ngoài ra, khi các chất xơ hòa tan bị vi khuẩn trong ruột phá vỡ sẽ dẫn đến một số axit béo được giải phóng. Hoạt động này ngăn bộ phận gan sản xuất cholesterol. Khi lượng cholesterol trong máu giảm, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Ngoài ra, lá bí đỏ chứa nhiều Kali. Khoáng chất này giúp ngăn ngừa tình trạng nhịp tim không đều. Ăn rau bí đỏ có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ.
2. Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máu
Lá bí đỏ chứa rất nhiều chất sắt. Vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức mạnh cho hệ miễn dịch. Đồng thời, tăng cường khả năng tự chống lại một số bệnh tật và nhiễm trùng.
Ngoài ra, sắt chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin. Chất sắt trong lá bí đỏ có tác dụng giúp vận chuyển oxy cho các mô và cơ quan.
Ngoài ra, lượng folate dồi dào có trong rau bí đỏ cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố tăng lên, tình trạng thiếu máu sẽ biến mất.
3. Tác dụng của rau bí: Giúp da mềm mại và săn chắc
Ăn rau bí có tốt không? Câu trả lời là có. Lá và đọt bí đỏ gồm 38 loại vitamin A, chiếm 5,43% giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.
Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A giúp hạn chế các gốc tự do trong cơ thể. Ăn rau bí có tác dụng giảm thiểu những độc tố gây hại cho da. Vitamin A còn giúp da mềm mại, đàn hồi tốt nhờ được duy trì độ ẩm. Da sẽ không bị khô, keratin hóa hay các tình trạng như vẩy nến.
Thêm vào đó, loại rau này còn chứa một lượng vitamin C phong phú. Loại vitamin này mang đến nhiều lợi ích cho da. Vitamin C giúp chữa lành vết thương và hình thành các mô sẹo.
4. Tăng cường sức khỏe tình dục
Ăn rau bí có tác dụng gì? Nghiên cứu cho thấy rau này đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến sinh sản.
Bài viêt liên quan Rau chân vịt (cải bó xôi), loại rau ngăn ngừa và phòng chống ung thư hàng đầu
Rau bí chứa nhiều thành phần chống oxy hóa như axit oleic, axit linoleic, vitamin A, alkaloid, tannin,… Những hoạt chất thực vật này có thể giúp cải thiện chức năng của tinh hoàn. Từ đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.
5. Giảm triệu chứng viêm khớp
Tác dụng ít người biết của rau bí chính là hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Lá bí đỏ là một loại thực phẩm giàu vitamin B6. Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra rằng những người bị RA cần nhiều vitamin B6 hơn so với những người khỏe mạnh.
Bổ sung đủ vitamin B6 có thể làm giảm mức độ của các hợp chất gây viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Do vậy, ăn nhiều rau bí sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau ở cơ và khớp do viêm khớp.
Có thể bạn quan tâm: Bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? Bỏ túi ngay 10 thực phẩm sau!
6. Giúp răng, xương chắc khỏe
Ăn rau bí có tác dụng gì? Lá bí đỏ chứa lượng lớn canxi và phốt pho. Các khoáng chất này cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng. Việc hấp thu đủ canxi và phốt pho sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế cứng khớp.
Phốt pho và canxi trong rau sẽ giúp hình thành và duy trì sức khỏe răng miệng. Nổi bật là khả năng hỗ trợ men răng, bảo vệ nướu và thậm chí là ngăn ngừa sâu răng.
7. Giảm hội chứng tiền mãn kinh
Tác dụng của rau bí tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Nhiều phụ nữ bị hội chứng tiền mãn kinh (PMS). Do đó, lượng mangan lớn có trong rau sẽ giúp giảm các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, đau đầu, trầm cảm và khó chịu… Phụ nữ có các triệu chứng PMS nghiêm trọng được khuyên nên bổ sung thêm mangan và những thực phẩm giàu mangan.
Chính vì thế, lá bí sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để có được lượng mangan cần thiết trong thời kỳ tiễn mãn kinh.
8. Ngăn ngừa táo bón, chống ung thư
Sự hiện diện của chất xơ trong rau sẽ góp phần giúp cử động ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ việc đại tiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn chế được các bệnh như trĩ, viêm túi thừa đại tràng…
Ngoài ra, chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu trong ba thập kỷ qua đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa ung thư.
Bài viêt liên quan Về quê mừng nhà bố mẹ vợ mới xây to oạch, tôi nghi ngờ vợ lén đem tiền về, ai ngờ cô ấy lấy ra 1 thứ khiến tôi thấy hạnh phúc
9. Rau bí có tác dụng gì? Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm
Lượng đồng có trong rau bí là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ăn rau bí có tác dụng ngăn lão hóa nhờ sự kết hợp của đồng với enzyme chống oxy hóa superoxide effutase.
Nhờ đó rau bí có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi các gốc tự do, gây lão hóa. Do đó, ăn rau này hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn quá trình này, giảm thiểu nếp nhăn, đồi mồi, khiến cho da dẻ hồng hào và trẻ trung.
10. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Rau bí đỏ được biết là chứa hợp chất ethyl acetate và polysaccharide có tác dụng hạ đường huyết. Nhờ đó lá bí đỏ giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Cách nhặt rau bí
Rau bí có thể chế biến được nhiều món ngon như xào tỏi, nấu canh hến, luộc chấm kho quẹt… Tuy nhiên, khâu chế biến, cụ thể là cách nhặt rau, khiến nhiều bà nội trợ ngán ngẩm. Nhặt rau không đúng cách sẽ tốn nhiều thời gian và sót lại nhiều xơ rau.
Dưới đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn biết cách nhặt (tước) rau nhanh và không bị xơ.
Bước 1: Tách hết phần lá (bao gồm cả cuống lá) ra khỏi cành bí.
Bước 2: Tước phần cuống lá. Bạn bắt đầu tước lá từ phần cuống kéo dài tới phần gân lá. Lần lượt làm như vậy đến khi lá hết xơ.
Bước 3: Tước phần thân
Rau bí khi tươi quá sẽ hơi khó tước vì cuống giòn dễ gãy. Nên để rau hơi héo một chút thì công đoạn này sẽ dễ dàng hơn.
Khi tước, bạn tước từ phần cuống già tới phần ngọn non. Đừng tước như phần lá vì sẽ rất xơ, khó ăn.
Một tay bạn cầm cuống già, tay kia bẻ 1 đoạn ở đầu cuống và tước từ từ, sao cho bạn thấy phần thân đã tước không còn xơ thì mới đạt.
Nếu tước nhẹ, không chạm sâu vào phần thân thì chỉ tước bỏ được lớp xơ ngoài, ăn vẫn rất dai và phải bỏ bã.