Cây bao tử – cỏ linh chi thảo – địa chỉ bán giống cây bao tử
Uống nhiều rượu nên anh Minh bị đau dạ dày, nhiều khi đau quằn quại đến thắt cả ruột gan. Thế nhưng, mỗi ngày anh ngắt vài lá cây bao tử nhai nuốt chỉ sau khoảng 1 tháng bệnh của anh bớt đi trông thấy.
Nhiều người đã được ông Bảy Nhàn cho sử dụng cỏ bao tử, mang lại hiệu quả tốt đối với bệnh đau dạ dày
Cuộc gặp gỡ với ông cụ mê cây thuốc dân gian
Người hàng xóm đã mách bảo để anh Phạm Văn Minh (ngụ tại Tất Dân, Cà Mau) khỏi bệnh dạ dày nhờ loại “cỏ lạ” là ông Lê Văn Nhàn (còn gọi là Bảy Nhàn, 68 tuổi). Ông Nhàn sinh sống trong một căn phòng nhỏ trên gác 2 của chung cư Ngô Gia Tự, phường 2, TP.HCM. Ngoài những đồ dùng thiết yếu, xung quanh ông Bảy Nhàn bị bao vây bởi các loại cây thuốc dân gian như trinh nữ hoàng cung, đinh lăng, thậm chí là vỏ bưởi khô. Bí quyết giữ gìn sức khỏe của cụ ông 68 tuổi này cũng đều dựa vào những cây thuốc dân gian.
Ông Bảy Nhàn kể rằng, ông vốn không phải là nhà nghiên cứu về thảo dược, nhưng ông có thâm niên mấy chục năm trong ngành dược liệu, từng công tác ở Xí nghiệp Chế biến dược liệu xuất khẩu Hùng Vương (TP.HCM). Nhiều năm lặn lội khắp các vùng miền của đất nước, ông Bảy Nhàn nhận ra nước ta là một quốc gia vô cùng phong phú về dược liệu. Suốt mấy chục năm, ông là người trực tiếp thu mua, cung ứng dược liệu cho một công ty xuất khẩu lớn ở TP.HCM. Theo ông Bảy Nhàn, hầu như quanh ta đều là những cây thuốc như hạt ươi, hạt điều, sa nhân, quế, hậu phác, thạch xương bồ, nghệ, diếp cá, rau má… Những dược liệu này, nước ngoài đánh giá rất cao, nhưng ở VN thì nhiều khi người dân lại không quan tâm đúng mức. Từ khi về hưu (năm 1997) đến nay, ông Bảy Nhàn luôn âm thầm đi tìm những vị thuốc chữa bệnh cho riêng mình và những người thân trong gia đình.
Gần đây, ông Bảy Nhàn sưu tầm được một loại cỏ có công dụng chữa bệnh dạ dày rất hay, hiệu nghiệm với nhiều người. Được biết, loại cỏ này có tên là “linh chi thảo”, hay còn gọi giản dị là “cây bao tử”, “cây dạ dày”. Ông Bảy Nhàn trồng khá nhiều cây này trong các thùng xốp ở nơi ông sinh sống và nhân giống thành vườn tại quê nhà ở phường Tất Dân (TP Cà Mau).
Quan sát sơ qua, chúng tôi nhận thấy, cây cỏ mà ông Bảy Nhàn trồng để chữa bệnh dạ dày mọc thành khóm, có hoa nhưng chỉ một nụ duy nhất. Đặc điểm kỳ lạ nhất của giống cây này là trên hoa và lá cây có rất nhiều chất nhờn tiết ra, hơi có điểm gì đó giống với cây lô hội. Ông Bảy Nhàn lý giải: “Người bị đau dạ dày thường do thiếu chất nhờn có tác dụng bôi trơn, tiêu hoá thức ăn. Theo tôi, nhờ lượng chất nhờn dồi dào này nên cây có tác dụng chữa bệnh thật sự đặc biệt”.
Bài viêt liên quan Phụ nữ muốn đàn ông yêu mình trọn vẹn thì phải nhớ học 4 thói quen пàყ
Theo kinh nghiệm của ông Bảy Nhàn, sử dụng cây thuốc bao tử này khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần ngắt lá “cây bao tử” rửa sạch rồi nhai sống vào mỗi buổi sáng. Có vài người mê tín còn làm theo cách khá “lạ đời” là: Đối với người bệnh là nam giới, mỗi lần cần nhai đủ bảy lá, nữ giới mỗi lần nhai chín lá. Không thể giải thích rõ tại sao lại nhai bảy lá hay chín lá nhưng ông Bảy Nhàn cho rằng đó có thể là do niềm tin trong dân gian.
Ông Bảy Nhàn đã bỏ nhiều công sức để nhân giống cây bao tử, đồng thời, tìm kiếm trong sách thuốc thông tin về loại cỏ này. Dựa vào các đặc điểm của cây, cũng như công dụng chữa bệnh, ông nhận thấy loại cỏ đó giống với “linh chi thảo” – dù không thực sự chắc chắn.
Ông Bảy Nhàn bên cạnh những thùng xốp trồng cỏ bao tử
Ghi nhận của ông Bảy Nhàn cho thấy, “cây bao tử” phát triển cao nhất chỉ chừng 20cm, lá rộng từ 1-1.5cm. Thân cây có nhiều lóng, được bao bọc bởi bẹ lá. Lá cây tương đối dài, mềm, mỏng. Cây có hoa nhỏ màu trắng đục. Đặc biệt, cây này khá nhiều nhớt. Bấm móng tay vào thân cây, có thể thấy nhớt chảy ra thành dòng. Nếm thử sẽ thấy vị chua và chát.
“Cây bao tử” dường như không kén chọn điều kiện tự nhiên để phát triển. Ông Bảy Nhàn cho biết, quá trình nhân giống “cây bao tử” không yêu cầu chăm bón đặc biệt, cây mới nảy ra tương đối nhanh. Ngoài ra, cây này mọc xanh tốt quanh năm, không có thời điểm bị lụi.
Nhờ ăn “cây bao tử”, bệnh dạ dày không còn tái phát
Nhận thấy tác dụng của cây linh chi thảo với bệnh nhân đau dạ dày, ông Bảy Nhàn đã cho nhiều người lá thuốc này. Trong đó, có anh Phạm Văn Minh (ngụ tại Tất Dân, Cà Mau). Anh Minh vốn là tay nhậu cự phách, uống nhiều rượu nên bị đau dạ dày, nhiều khi đau quằn quại đến thắt cả ruột gan.
Liên lạc qua điện thoại, anh Minh kể chi tiết: “Tôi với chú Bảy vốn là hàng xóm ở Cà Mau. Thỉnh thoảng, khi chú về thăm quê, hai chú cháu vẫn gặp nhau, chú cũng hay khuyên tôi phải giữ sức khỏe để làm việc, nuôi gia đình. Sự thực, sức khỏe của tôi rất tốt, từ bé đến lớn không bệnh tật gì cả. Nhưng, cũng vì tự phụ vào sức khỏe tốt, tôi nhậu nhiều quá nên bị bệnh đau dạ dày ghê gớm. Tôi đã đi khám ở bệnh viện và được cho thuốc điều trị, song, hiệu quả không lớn. Nhiều lúc, tôi bị đau đến mức chán chả muốn sống.
Chứng kiến tình trạng của tôi như vậy, chú Bảy mới đem cây cỏ bao tử về và trồng ở trong vườn. Chú dặn tôi hàng ngày đi qua vườn, bứt 6-7 lá, rửa sạch và nhai nuốt. Ban đầu, tôi cũng thấy kỳ kỳ, nhưng nể chú Bảy nên vẫn làm theo. Chẳng ngờ, cây bao tử hay thật, chứng đau dạ dày của tôi bớt đi trông thấy. Sau khoảng nửa tháng ăn lá cây bao tử thì tôi không đau nữa. Như vậy đã được mấy năm, bệnh đau dạ dày của tôi không thấy tái phát nữa”.
Bài viêt liên quan Cây Bồ cu vẽ: Vị thuố c trị rắn cắn
Ngoài trường hợp của anh Minh, ông Bảy Nhàn còn gửi lá cây cỏ bao tử cho nhiều bệnh nhân khác. Những người này đều bớt bệnh đau dạ dày sau thời gian ăn cỏ bao tử. Hiện tại, ông Bảy Nhàn đã nhân giống được số lượng khá lớn cỏ bao tử, ông nguyện ước biếu tặng cho những bệnh nhân đau dạ dày.
Chị Linh đã giúp mẹ chồng đẩy lùi bệnh tật bằng cách dùng cây dạ dày
Ông tâm sự: “Cây bao tử này quá hay, vừa dễ trồng mà lại chữa bệnh rất tốt. Nếu các bệnh nhân dùng phổ biến cỏ bao tử, chắc chắn sẽ bớt một khoản chi phí đáng kể để chữa bệnh dạ dày. Tôi mong muốn nhân rộng thứ cỏ này hơn nữa, nhằm phổ biến cho mọi người, cũng như chứng minh giá trị tuyệt vời của cây thuốc dân gian”.
Miền Bắc cũng nhiều người dùng “cây dạ dày”
Chị Phạm Thùy Linh (SN 1986, giáo viên trường PTTH Mỹ Văn, Tam Nông, Phú Thọ) đã phổ biến “cây dạ dày” cho nhiều người sử dụng tại khu vực tỉnh Phú Thọ và lân cận.
Về lý do biết và trồng cây thuốc này, chị Linh chia sẻ: “Khi thực tập tại trường PTTH Cẩm Khê (Phú Thọ), tôi ở cùng xóm trọ với một anh làm nghề kinh doanh. Tôi thấy anh ấy có trồng mấy cây như cỏ ở trong một cái chậu – anh ấy có vẻ trân trọng, nâng niu lắm. Thấy lạ, tôi hỏi là cây gì, thì anh ấy bảo là “cây dạ dày”.
Do anh ấy bị bệnh đau dạ dày rất nặng, mà lại phải thường xuyên tiếp khách nhậu nhẹt, nên bệnh không thể chữa được dứt điểm. Mẹ anh ấy tìm ở miền núi, trong khu vực của người dân tộc thiểu số, thì được mách bảo cho loại thảo dược đó. Anh ấy đã sử dụng lá của cây ấy và thấy bệnh dạ dày giảm bớt. Chính vì thế, cứ mỗi lần di chuyển chỗ ở để tiện lợi cho công việc, anh ấy lại mang theo cây đó và trồng ở chậu để cho tiện lợi”.
Hiếu kỳ với loài cây chưa từng biết, chị Linh đã xin một vài nhánh về trồng thử tại nhà ở Tam Nông. Loại cây này sinh trưởng khá nhanh, chỉ sau một thời gian ngắn được trồng trong vườn, mấy nhánh cây ban đầu đã phát triển thành vạt cây lớn. Chị Linh đã hái lá cây đó cho nhiều người bệnh đau dạ dày.
Bài viêt liên quan Lá tía tô vừa rẻ vừa nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng lại đ;ại k;ỵ với những người này, đừng d:.ại mà ăn
Chị Linh kể: “Tôi là giáo viên, nên trong các việc đều cố gắng làm sao cho thật rõ ràng, khoa học. Tôi thống kê những người đã dùng lá cây này và ghi nhận xem biển đổi của họ ra sao. Tôi thấy hầu hết họ đều giảm về mặt triệu chứng, thậm chí có người đã khỏi hẳn bệnh dạ dày. Tôi thích quá nên mới gọi cây này là “cây dạ dày”. Sau này, mẹ chồng của tôi (bà Nguyễn Thị Thực) cũng bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tôi đã khuyên mẹ chồng ăn thử lá cây này”.
Cách dùng loại cây này để chữa bệnh cực kỳ đơn giản. Lúc sáng sớm, khi mặt trời mới mọc, chị Linh hái khoảng 5-7 lá, loại lá “bánh tẻ”, tức là không quá già và không quá non. Sau khi rửa sạch, chị đưa cho mẹ chồng nhai trực tiếp. Quả nhiên, sau khoảng 1 tháng, mẹ chồng của chị Linh đã khỏi bệnh dạ dày và không tái phát từ đó đến nay.
Cây bao tử hay còn gọi là cỏ linh chi loại cây có rất nhiều tác dụng với những cơn đau bao tử, dạ dày, rối loạn tiêu hóa … Người phát hiện ra công dụng trị đau bao tử chính là Thầy Huỳnh Sáu ở trong Huế. Thầy đã dùng lá cây này chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Dưới dấy là hình cỏ linh chi đang có sẵn tại vườn ươm
Quý khách tìm hiểu về cây chè dây hay trà dây chữa dạ dày
Cách dùng cây bao tử chữa dạ dày
Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến chúng ta có thói quen ăn uống không hợp lý, không đúng giờ, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích khiến dạ dày bị tổn thương gây nên nhiều bệnh về dạ dày, đau dạ dày là bệnh thường gặp nhất. Cách chữa trị bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất chính là kết hợp dùng lá thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Sử dụng chữa đau dạ dày tân dược kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh thường chuyển sang dùng thuốc đông y. Trong Đông y, dùng cây bao tử chữa dạ dày vừa đem lại hiệu quả cao, lại an toàn cho người bệnh.
Cách sử dụng: Với bệnh đau bao tử hái 4 -5 lá rửa sạch nhai sống, ngày nhai 2 – 3 lần. Kiên trì nhai lá này thường xuyên khoảng 1 -2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm
Cách trồng cây bao tử tại vườn nhà
Cây bao tử là cây mọc bò, sống lâu năm, rất dễ trồng, chịu bóng nên có thể trồng dưới các gốc cây cảnh quanh nhà. Mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1- 2 lần sau 15-20 là đã có thể thu hoạch được lá để dùng. Sau mỗi lần thu hoạch các bạn lưu ý nên bón thúc phân NPK để cây phát triển
Thiết nghĩ một loại cây thuốc nam dễ trồng, dễ dùng và công hiệu như vậy mỗi gia đình nên trồng 1-2 chậu để bảo vệ sức khỏe cả gia đình
Post Views: 67