Tục đốt vàng mã vẫn thường xuyên được nhắc đến mỗi dịp rằm tháng 7. Nhiều người vẫn giữ thói quen này dù không ít người cho rằng đó là thói quen đã lỗi thời, không thân thiện với môi trường và không thực tế.
Tục đốt vàng mã là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, việc đốt vàng mã cúng tế là truyền thống phổ biến ở nhiều nước và khu vực châu Á, chủ yếu nhằm tỏ lòng thành kính với những người thân đã khuất.
Tôn trọng truyền thống và mối quan hệ gia đình
Là một nghi lễ hiến tế, việc đốt giấy cúng tế có nguồn gốc sâu xa từ nền văn hóa Trung Quốc và các nền văn hóa châu Á khác. Phong tục này có lịch sử lâu đời và mang sự tưởng nhớ, kính trọng sâu sắc đối với những người thân đã khuất. Vào những ngày lễ nhất định, mọi người sẽ đến mộ hoặc tượng đài tổ tiên và đốt tiền giấy cũng như các vật dụng khác.
Hành động tưởng nhớ này không chỉ thể hiện tình cảm gia đình mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc mà mọi người dành cho những người thân yêu đã qua đời. Vì vậy, tôn trọng phong tục truyền thống này có nghĩa là tôn trọng lịch sử và sự tiếp nối của mối quan hệ gia đình.
Ảnh minh họa.
Bản sắc văn hóa
Mỗi thực hành văn hóa đều có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt riêng và đối với những người tham gia, những biểu tượng này định hình bản sắc của họ ở một mức độ nào đó. Đốt vàng mã không chỉ là hành vi cá nhân mà còn là ký ức tập thể của xã hội. Khi người ta đốt tiền giấy, họ cũng đang truyền ký ức này từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc tiếp tục phong tục này không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa mà còn mang tính lịch sử, truyền thống.
Người Phật tử có chánh kiến, nhân mùa Báo hiếu hay ngày giỗ, chúng ta hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ để niệm ân và báo ân thì tùy duyên làm cỗ cơm nước dâng cúng và phát nguyện làm những điều phước thiện như tụng kinh, lễ Phật, giữ giới, hành thiền, bố thí, cúng dường, giúp sức, hoan hỷ, tán thán việc thiện… trong khả năng rồi đem phước báo ấy hồi hướng cho những người đã khuất. Dù người thân chúng ta tái sinh vào bất cứ đâu cũng đều nhận được phước báo mà chúng ta hồi hướng đến.
Ảnh minh họa.
Thanh lọc cảm xúc và an ủi tâm lý
Sau khi mất đi người thân, con người thường cảm thấy trống rỗng, bất lực trong lòng, việc đốt vàng mã thể mang lại cho họ niềm an ủi về mặt tâm lý. Đốt tiền giấy, cúng tế,… không chỉ là chỗ dựa cho người đã khuất mà còn là nơi giải tỏa cảm xúc của con người.
Tục đốt vàng mã đang bị lạm dụng
Đốt vàng mã là một phong tục rất đẹp của người Việt. Xưa kia, người ta chỉ để vài tập giấy nhỏ trên bàn thờ và khi lễ xong thì đốt rất ít để tưởng nhớ gia tiên.
Thế nhưng, ngày nay, tục đốt vàng mã cho người đã khuất có xu hướng ngày càng gia tăng. Không chỉ dừng lại ở việc đốt vài tập giấy bình thường, cuộc sống hiện đại “phú quý sinh lễ nghĩa”, những người đang sống còn tìm đủ mọi cách để “gửi đồ” cho người âm.
Đốt nhà lầu, xe hơi, ti vi tủ lạnh, đô la… đó là sự biến tướng làm sai lệch ý nghĩa của nét văn hóa đẹp. Ngay cả trong giáo lý của nhà Phật cũng chỉ khuyên con người nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ người đã khuất chứ không dạy việc đốt thật nhiều nhà lầu, xe hơi…
Ảnh minh họa.
Lạm dụng đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường
Nhiều năm trước đã từng có sự việc phát hiện giấy vàng mã có chứa chất độc hại Benzen (PV – C6H6). Benzen là chất độc và chất gây mê, có thể gây chóng mặt nhẹ, đau đầu và kích động, ảnh hưởng đến hô hấp, co giật hoặc dẫn đến tử vong. Người bị nhiễm độc có hiện tượng bước chân không vững và tinh thần xáo trộn, có thể gây bệnh về mắt, da, hệ hô hấp, bệnh về máu, ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương, có thể gây ung thư…
Nhiều người khi hóa vàng, họ thường sẽ bỏ luôn cả dây chun, túi nhựa và các vật phẩm đựng khác cùng vào đốt, kết quả độc càng thêm độc.
Bởi vậy, thờ phụng quan trọng nhất là phải có một tấm lòng chân thành, hơn nữa bản thân phải biết hướng thiện, không làm điều ác. Điều quan trọng nhất không phải ở chỗ bạn đốt nhiều hay ít tiền giấy, mà chính là cách bạn sống và đối nhân xử thế với gia đình và những người xung quanh.