Phúc dồn ở miệng: Người mở miệng thường nói 3 câu này nghèo túng quanh năm, về già cô quạnh

Người thường xuyên nói những lời này nhiều chỉ làm tổn hại phước lành, sau này có hối cũng không thể bù lại nổi.

Lời phàn nàn, than vãn

Con người ta đôi lúc sẽ thấy chán nản, họ chẳng biết làm gì ngoài phàn nàn, than vãn và nói những lời không hay. Trong lúc khó khăn, việc than vãn, phàn nàn cũng đâu giúp bạn giải quyết được khó khăn. Những người nghe thấy bạn phàn nàn, đa phần đều không muốn giúp bạn, số còn lại thậm chí còn cười nhạo bạn.

Câu nói rằng: “Hãy lắng lòng một hồi, hãy lùi một bước và mở ra bầu trời”.
Dù không giàu sang không toại nguyện trong cuộc sống cũng phải lạc quan sửa sai ở chính mình, không nên trách móc, phán xét người khác. Người tốt sẽ có phần thưởng của riêng họ, và người xấu có hậu quả xấu của riêng họ. Khi có tấm lòng bao dung thì mọi việc sẽ trở nên rộng rãi, vận may sẽ tự nhiên đến.

Lời sĩ diện

Khi bạn không có nhiều tiền, mọi khoản chi tiêu đều nên được tính toán thật kỹ lưỡng. Việc bạn mua sắm, sinh hoạt như sẵn tiền trong ví là sai lầm lớn. Ví dụ, nếu bạn bè rủ ăn tối ngoài hàng, bạn sẵn lòng đồng ý thay vì từ chối và ở nhà dùng cơm. Bạn muốn chứng tỏ với bạn bè rằng mình có tiền nên thậm chí sẵn sàng “bao” họ, trong khi khoản tiền đó có thể là một nửa chi phí sinh hoạt của cả tháng.

Trường hợp khác, người nào đó đã lâu không liên lạc, đột nhiên mời đám cưới. Bạn ngại từ chối, bạn muốn giữ thể diện, nên lại gửi phong bì mừng. Khoản tiền này cũng làm hao hụt ngân sách vốn eo hẹp của bạn.

Hay khi bạn thích một trang phục mới, một món đồ công nghệ mới nào đó và nhất quyết mua, dù tài chính của bạn lúc này không hề dư dả.

Theo các chuyên gia, khi khó khăn về tài chính, tốt nhất là bạn không nên bận tâm quá nhiều về hai chữ “thể diện”. Hãy sẵn sàng nói lời từ chối. Bạn có thể thẳng thắn từ chối các cuộc vui, các lời chào mời… và tập trung vào kế hoạch chi tiêu của mình. Sĩ diện hão chỉ khiến cho bạn đau đầu về tiền bạc thêm mà thôi.

Lời “khẩu nghiệp”

Nhiều người không ngừng than thở, trách móc, đố kỵ rằng vì sao mình mãi nghèo, trong khi người kia giàu có, thành công. Nhưng đó đôi khi là do chính họ: thay vì nhìn lại mình, họ chỉ biết than thở, trách móc, nói xấu, trong khi người khác dành thời gian đó để chuyên tâm “tu thân”, làm những việc có ích cho chính bản thân, trau dồi vốn sống.

Khi một người không ngừng “khẩu nghiệp”, họ sẽ dần đánh mất niềm tin, sự quý mến của mọi người, mất đi cơ hội được hỗ trợ để bước ra khỏi khó khăn.
Thế nên, người giàu càng giàu, người nghèo cứ mãi khó khăn, cũng có lý do của nó.