Tại sao nhiều người cho rằng năm Ất Tỵ 2025 không nên cúng thịt gà?
25 Tháng mười hai, 2024
Chưa phân loại
Gà là cúng phẩm phổ biến đặc biệt vào dịp cúng giao thừa nhưng nhiều người lại cho rằng năm 2025 thì không nên cúng gà.
Ý nghĩa gà cúng
Gà cúng đặc biệt gà trống mang ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa tâm linh. Gà cúng là biểu trưng cho lòng thành của gia chủ. Tiếng gáy của gà trống kết nối với thần linh. Đặc biệt tiếng gáy của gà trống gọi mặt trời. Thế nên dịp năm mới, đặc biệt cúng giao thừa thường dùng gà trống để gọi mặt trời mang ánh sáng cho năm mới,biểu thị sự may mắn, năm mới tốt lành.
Gà trống cũng là linh vật biểu trưng cho sự văn, dũng, nhân, lễ, nghĩa của người nam giới. Thời xưa gà trống như đại diện cho người chủ gia đình để kết nối với thần linh gửi lời khấn nguyện của gia chủ.
Gà cúng thường có trong mâm cỗ cúng, đặc biệt cỗ cúng giao thừa
Sau này nhiều người dùng gà mái để cúng biểu thị buồng trứng sinh sôi phát triển, nhất là khi cúng cầu tài cầu lộc và cầu con. Nhưng gà trống vẫn được dùng phổ biến hơn. Đặc biệt cúng khai trương và cúng giao thừa thì thường là gà trống.
Gà trống ngậm bông hoa hồng không chỉ đẹp, mà còn rực rỡ và mang ý nghĩa may mắn, tài lộc.
Vì sao năm Ất tỵ 2025 kiêng cúng gà?
Gà trống mặc dù là vật phẩm cúng phổ biến nhưng có nhiều người cho rằng không cúng gà vào năm Tỵ. Cũng có người kiêng cúng gà vào năm Dậu.
Đó là niềm tin tâm linh thường không có cơ sở khoa học giải thích.
Nhiều người sợ rắn nuốt gà nên kiêng cúng gà năm Tỵ
Về kiêng cúng gà giao thừa đón năm Ất Tỵ thì có người giải thích rằng vì năm rắn mà rắn cắn gà, rắn nuốt gà. Thế nên việc cúng gà vào năm Ất Tỵ bị cho là sẽ không mang lại may mắn, chưa cúng chưa khấn nguyện thì có thể đã bị “nuốt” mất nên không mang lại may mắn cho gia chủ.
Rắn là linh vật của năm 2025 nhưng rắn là loài vật khiến nhiều người sợ hãi. Trong thực tế chăn nuôi thì rắn thường lùng xục vào chuồng gà cắn gà. Hình ảnh cõng rắn cắn gà nhà đã trở thành nỗi sợ của nhiều người. Vì thế nhiều người cho rằng cúng gà trong năm 2025 nghĩa là gia chủ sẽ phải hiến tế tài sản của mình cho linh vật rắn.
Tuy nhiên đó cũng là niềm tin tâm linh khó giải thích. Bởi thế nhiều người tin và nhiều người tin. Trên thực tế có những địa phương thì không phải năm Dậu năm Tỵ thì vẫn kiêng cúng gà vì lý do khác. Và nhiều năm Tỵ khác thì vẫn có nhiều gia đình cúng gà.
Bởi vậy việc kiêng kỵ này cũng chỉ là tương đối không tuyệt đối cho tất cả mọi người, mọi miền.
Hơn nữa trong văn hóa tâm linh thì quan trọng vẫn là phải thành tâm. Thành tâm hơn ngàn lễ vật. Thế nên nếu bạn cảm thấy lo lắng thì có thể không cúng gà. Thậm chí nhiều người kiêng không cúng thịt động vật vì để tránh sát sinh nên chỉ cúng đồ chay và hoa quả.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm