Cách nấu xôi ngon, dẻo mềm đơn giản nhất ngày Tết: Nhớ làm thêm 1 bước này xôi bóng căng đẹp mắt

Để chế biến xôi một cách thơm ngon, hấp dẫn không hề khó nếu chúng ta nắm được một số mẹo hay sau đây.Xôi là một món ăn rất quen thuộc đối với người Việt Nam và là một món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Để chế biến xôi một cách thơm ngon, hấp dẫn không hề khó nếu chúng ta nắm được một số mẹo hay sau đây.

Chọn loại gạo nếp ngon

cach-nau-xoi-ngon-888
Chất lượng gạo nếp quyết định đến 70% độ ngon của xôi vì thế khâu chọn gạo là cực kỳ quan trọng. Các loại gạo nếp như tú lệ, nếp cái hoa vàng hay nếp trứng ngỗng đều là những loại nếp ngon thường được nhiều người chọn để nấu vì có hương vị tự nhiên, thơm nhẹ. Khi chín thì nở vừa, dẻo nhiều, mềm và thơm hạt. Đặc biệt, xôi vẫn dẻo ngon sau khi nguội.
Khi mua gạo nếp bạn nên chọn loại đều hạt, có màu trắng đục, căng bóng, không bị gãy và có mùi thơm tự nhiên của lúa mới. Tuyệt đối không nên chọn loại gạo có màu quá trắng vì đó chính là gạo đã được xay xát quá kỹ làm mất đi lớp cám chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ngâm gạo đúng cách
Bạn nên ngâm trong vòng từ 6 – 8 tiếng tùy vào từng loại gạo nếp và giúp xôi khi nấu sẽ dẻo thơm hơn. Bạn không nên ngâm gạo nếp trong thời gian quá lâu vì khi đó gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát làm món xôi không còn ngon khi thưởng thức.
Ngoài ra, khi ngâm gạo nếp thì bạn nên cho thêm 1 chút muối để giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín.
Cho gạo vào nồi bằng tay
Bạn nên dùng tay bốc từng nắm gạo cho vào nồi thay vì đổ cả thau gạo vào như cách thông thường. Điều này sẽ giúp cho các hạt gạo được rải đều, không bị chèn vào nhau và không khí được lưu thông khắp nồi và giúp xôi được chín đều.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn ẩm ủ bên ngoài nắp nồi, khăn ẩm sẽ giúp bịt kín miệng nồi và ngăn không cho hơi nước thoát ra khiến xôi bị khô và chín không đều. Một kinh nghiệm nữa, bạn cũng có thể để xôi vào giữa chỏ và để hở xung quanh hoặc dàn đều xôi ra khắp mặt chõ rồi lấy đũa chọc 3 – 4 lỗ to để không khí lưu thông dễ dàng hơn.

cach-nau-xoi-ngon-1
Canh lượng nước

Lượng nước đổ dưới nồi hấp không được quá nhiều mà cũng không ít quá, chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Khi đó, nó giúp cho lượng nước vừa đủ làm mềm xôi nhưng cũng không quá nhão hay quá nát làm mất thẩm mỹ món xôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo cách là khi cho nước vào nồi bạn nên đặt lên mặt nước một chiếc đĩa bằng sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch thì đó là do cạn nước. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần châm thêm nước.
Canh nhiệt độ khi nấu
Bạn nên cho lượng nước vừa đủ vào nồi hấp trước, sau đó khi thấy nước đã sôi thì mới đặt chõ lên và tiến hành hấp xôi. Bạn hãy giữ nhiệt độ ở mức ổn định trong lúc nấu.
Đừng nên tăng nhiệt độ cao lên thì xôi sẽ dễ bị cháy khét hoặc nếu nhiệt độ quá thấp xôi sẽ dễ bị nhão.
Canh thời gian hấp xôi
Tùy theo từng loại gạo nếp mà thời gian nấu sẽ dao động từ 30 – 40 phút. Để có được món xôi ngon và dẻo thơm thì cứ 10 phút bạn nên mở nắp nồi và dùng khăn sạch lau đi phần nước đọng trên nắp, dùng đũa đảo đều để xôi được chín tới.
Đồ xôi 2 lửa

cach-nau-xoi-ngon-000
Để giúp món xôi của bạn dù để lâu nhưng vẫn giữ được độ ngon và độ mềm, dẻo thì bạn nên thực hiện đồ xôi 2 lửa. Khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra 1 chiếc mâm to, dàn đều và để dưới quạt để xôi được nguội bớt. Sau đó, cho xôi vào đồ (hấp) thêm 1 lần nữa. Bằng cách này thì xôi vẫn giữ được nguyên vẹn độ ngon vốn có của nó.
Rưới dầu mỡ lên xôi
Món xôi sau khi được nấu chín, bạn nên rưới lên bề mặt xôi một ít dầu ăn hoặc mỡ gà để giúp xôi có độ căng bóng, mềm mượt và đảo đều chõ xôi trước khi lấy ra.