Mới sáng vàng còn giảm không thấy đáy mà giờ đã tăng thêm 1-2 triệu đồng/lượng

Sáng 24-4, giá vàng tăng 1-2 triệu đồng/lượng sau khi giảm mạnh vào hôm trước.

Lúc gần 9h, Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức 118,5 triệu đồng/lượng (mua vào) – 121,5 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 2 triệu đồng/lượng mỗi chiều so với cuối ngày hôm trước.

Giá vàng tăng 1-2 triệu đồng/lượng tùy loại. Ảnh: H.T
Giá vàng tăng 1-2 triệu đồng/lượng tùy loại. Ảnh: H.T
Doanh nghiệp này tăng 1 triệu đồng/lượng mỗi chiều đối với vàng nhẫn, để là 113,5 triệu đồng/lượng (mua vào) – 116,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, lúc đầu giờ, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận tiếp tục để vàng nhẫn với giá 112,7 triệu đồng/lượng (mua vào) – 115,9 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng miếng SJC tại đây cũng không thay đổi, giữ nguyên mức 116,5 triệu đồng/lượng (mua vào) – 119,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Vào ngày hôm qua, 23-4, giá vàng miếng SJC giảm 5,5 triệu đồng/lượng (chiều mua) và 4,5 triệu đồng/lượng (chiều bán), rơi khỏi mốc 120 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn giảm chậm hơn. Giao dịch trên thị trường sôi động song cung không đáp ứng đủ cầu.
Trên thị trường quốc tế, sáng sớm nay, giá vàng thế giới giao dịch tại mức 3.310 USD/ounce, giảm mạnh 40 USD so với mức đỉnh 3.350 USD/ounce của phiên, còn so với cùng thời điểm hôm trước hạ 30 USD/ounce.

Giá vàng quốc tế đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại hạ nhiệt, thị trường chứng khoán Mỹ đi lên.
Đến gần 9h, giá vàng giao dịch tại mức 3.352 USD/ounce, quy đổi thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 15,5 triệu đồng/lượng.

Sau khi hạ giá mua vàng 5,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào ngày hôm qua, tới sáng nay, các doanh nghiệp lại đẩy giá mua bán tăng thêm 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng bật tăng trở lại sau khi giảm mạnh

Phiên giao dịch ngày 24/4, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 119-121,5 đồng/lượng (mua – bán), tăng 2,5 triệu đồng ở chiều mua và 2 triệu đồng ở chiều bán so với giá đóng cửa phiên hôm qua. Chênh lệch 2 chiều mua – bán là 2,5 triệu đồng mỗi lượng.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn trơn cũng được điều chỉnh tăng nhưng với biên độ hẹp hơn, ở mức 1 triệu đồng mỗi chiều, hiện được niêm yết ở mức 113,5-116,5 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/4, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 116,5-119,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 5,5 triệu đồng ở chiều mua và giảm 4,5 triệu đồng ở chiều bán. Chênh lệch 2 chiều mua – bán là 3 triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở mức 112,5-115,5 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 3,5 triệu đồng ở cả chiều mua và chiều bán ra.

Giá vàng trong nước giảm mạnh phiên hôm qua trong bối cảnh giá thế giới giảm. Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay 24/4 ghi nhận quay đầu giảm gần 250 USD từ vùng đỉnh, xuống 3.284 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương 103,5 triệu đồng/lượng.

Giá đi xuống do các bình luận gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Từ chỗ liên tục tăng mức áp thuế với hàng hóa Trung Quốc, ông Trump đã “đổi giọng”. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Donald Trump nói mức thuế quan cao mà Mỹ áp với hàng hóa Trung Quốc sẽ giảm đáng kể, nhưng sẽ không bao giờ về mức 0%.

Reuters dẫn nguồn tin của WSJ cho biết, một quan chức cấp cao tại Nhà Trắng nói thuế với hàng Trung Quốc có thể được hạ từ 145% về quanh 50-60%.

Dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra và nhiều phương án khác nhau đang được cân nhắc.

Trước đó, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục đáp trả nhau bằng các đợt tăng thuế và lời lẽ căng thẳng, khiến thị trường vàng tăng mạnh do nhu cầu trú ẩn lên cao, trong khi chứng khoán toàn cầu trải qua tuần tồi tệ nhất trong nhiều năm.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao tại Kitco Metals, đánh giá: “Đợt tăng giá trên thị trường chứng khoán và chỉ số đồng USD tăng là bất lợi đối với thị trường vàng”.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi các bài phát biểu của một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần này, với hy vọng có được cái nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ trong tương lai trong bối cảnh lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương.

Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD

Kết thúc ngày 23/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.897 đồng, tăng 20 đồng so với mức niêm yết trước đó. Với biên độ 5%, tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là 23.652 đồng đến 26.142 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng đồng loạt tăng với mức tăng phổ biến trong khoảng 50-85 đồng, đưa giá mua lên vùng 25.750 đồng đến 25.796 đồng và giá bán lên sát mức trần được phép giao dịch, dao động quanh 26.140 đồng đến 26.141 đồng.
Trên thị trường “chợ đen”, đồng USD được giao dịch ở mức 26.370-26.470 đồng (mua – bán), giá mua và giá bán cùng tăng 70 đồng.