Cách nấu xôi gấc ngon, đỏ hấp dẫn và cực đơn giản tại nhà
Trong quan niệm của người Việt, màu đỏ là màu may mắn. Vì vậy đầu năm Tết đến, nhà nào cũng có một đĩa xôi gấc để dâng lên tổ tiên. Trong các mâm cỗ Tết cũng không thể thiếu món ăn này. Bạn đã biết cách nấu xôi gấc vừa đẹp, vừa dẻo để lâu không cứng chưa?
Xôi gấc là loại xôi có màu đỏ được tạo từ những trái gấc chín. Đây là món ăn quen thuộc với người dân miền Bắc. Với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, món ăn này thường xuyên có mặt trong các mâm cơm cúng gia tiên, mâm cơm ngày Tết. Tết này, nếu định trổ tài với món xôi may mắn, bạn đừng quên ghi nhanh cách nấu xôi gấc vừa ngon, vừa đẹp, vừa dẻo để lâu không cứng nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong xôi gấc
Để biết thành phần dinh dưỡng của xôi gấc, ta cần biết món xôi được nấu bằng nguyên liệu gì. Hai nguyên liệu chính để là xôi gấc chính là gấc chín và gạo nếp. Thành phần dinh dưỡng trong 100 quả gấc chín và 100g gạo nếp nấu chín cụ thể như sau:
100g quả gấc chín
100g gạo nếp nấu chín
70 Calo
50 Calorie
17,4g Carb
34g Carb
0,3g Chất béo
0.3g Chất béo
2,1g Protein
3g Protein
36mg Canxi
Cùng nhiều vitamin và dưỡng chất khác: vitamin E, vitamin Q, vitamin C, lycopene, beta-carotene, sắt…
Cùng nhiều vitamin và dưỡng chất khác.
Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục vùng miền, sở thích, thói quen của các gia đình, món xôi có thể có thêm nước cốt dừa, dừa bào sợi, đậu xanh, mè, đường, bánh đậu xanh… Khi đó, thành phần dinh dưỡng của món xôi gấc sẽ khác nhau.
Cách nấu xôi gấc quyết định thành phần dinh dưỡng của món ăn
Xôi gấc có tác dụng gì đối với sức khỏe
Lợi ích đối với sức khỏe của món xôi gấc đến từ các nguyên liệu làm nên món ăn này, nhưng đặc biệt nhất là công dụng của quả gấc. Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của xôi gấc như:
Phòng ngừa bệnh mãn tính
Trong trái gấc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương hay đột biến. Nhờ đó, ăn xôi gấc thường xuyên và đúng cách có thể phòng ngừa được nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim mạch và bệnh ung thư.
Tốt cho máu, giúp phòng bệnh thiếu máu
Trong xôi gấc có chứa vitamin C và axit folic. Đây là những thành phần có lợi cho quá trình tạo máu, giúp phòng ngừa thiếu máu. Loại xôi này với công dụng của gấc cũng có tác dụng điều chỉnh và cân bằng mức cholesterol trong máu. Những người có tiền sử gia đình bị huyết áp cao hay người bị bệnh cao huyết áp rất nên ăn loại xôi này.
Tốt cho tinh thần
Thành phần của gấc có chất selen và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho hệ thần kinh. Khi ăn xôi gấc, chúng ta sẽ vui vẻ, phấn chấn, lạc quan hơn. Ngoài ra, với ý nghĩa màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, ai ai cũng thấy tinh thần tích cực khi thưởng thức món xôi này.
Nấu xôi gấc có thể thêm các nguyên liệu khác để tạo vị ngọt và trang trí
Tốt cho sắc đẹp
Các bà nội trợ còn hào hứng học cách nấu xôi gấc là bởi loại xôi này rất tốt cho sắc đẹp. Trong trái gấc chín không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn chứa vitamin C, vitamin E… Chúng giúp giảm căng thẳng, làm chậm quá trình lão hóa. Đây là tiền đề của một làn da tươi trẻ, khỏe mạnh.
Tốt cho nam giới bị bệnh tuyến tiền liệt
Khoa học hiện đại sử dụng chiết xuất từ trái gấc để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết chỉ riêng phần màng bọc quanh hạt gấc có thể chứa hàm lượng lycopen cao gấp 70 lần so với cùng một lượng cà chua. Đây là một thành phần cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh về tuyến tiền liệt.
Tốt cho thị lực
Gấc đã được dùng để sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng như viên dầu gấc giúp sáng mắt. Điều này có lẽ ai cũng đã rõ. Trong gấc có nhiều vitamin, beta-carotene và nhiều chất tốt cho thị lực khác, nổi bật là vitamin A. Những thành phần này có tác dụng nâng cao thị lực, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh lý thị lực, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể .
Các cách nấu xôi gấc cực ngon tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Với cách nấu xôi gấc phổ biến nhất, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
200g ruột gấc chín, nên chọn loại gấc nếp chín tự nhiên sẽ có màu sắc đẹp mắt. Bí quyết chọn gấc ngon là trái màu mỏng vỏ, màu đỏ tươi, gai thưa, nhỏ và đều, cuống trái to sẽ nhiều thịt.
2 bát gạo nếp, nên chọn loại nếp cái hoa vàng với hạt mẩy đều và có hương thơm.
150ml nước cốt dừa.
4 thìa cà phê đường.
1/2 thìa cà phê muối.
Một chút rượu trắng.
Tùy theo khẩu vị và thói quen chế biến của từng vùng miền, bạn hãy điều chỉnh gia vị cho phù hợp. Ví dụ người miền Bắc thường cho chút xíu đường và muối cho đậm đà. Người miền Trung thích cho hành phi. Người miền Nam thích thêm cốt dừa và dừa bào sợi… Khi mua nguyên liệu, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để tránh ngộ độc xôi gấc do nguyên liệu không đảm bảo.
Gấc là nguyên liệu tạo màu đỏ đẹp mắt và giàu dinh dưỡng
Sơ chế nguyên liệu
Các nguyên liệu sẽ được sơ chế lần lượt như sau:
Gạo nếp mang vo nhẹ nhàng cùng nước để làm sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 4 tiếng hoặc ngâm với nước lạnh khoảng 6 tiếng. Khi ngâm có thể cho thêm một chút xíu muối. Gạo sau khi ngâm cần vớt ra để ráo nước.
Gấc chín cần bổ đôi để lấy phần thịt và hạt bên trong. Bạn cho hạt gấc vào tô lớn cùng 1 thìa rượu trắng, sau đó dùng tay bóp mạnh để phần thịt gấc bong ra, dễ dàng loại bỏ hạt.
Mang phần thịt gấc đã lọc được trộn cùng gạo nếp và một chút xíu muối. Cho thêm một chút nước cốt dừa để tạo mùi thơm và vị béo ngậy.
Tóm tắt quy trình làm xôi gấc
Đồ xôi
Bạn có thể áp dụng cách nấu xôi gấc bằng xửng hấp hoặc bằng nồi cơm điện. Nếu dùng xửng hấp, bạn cho hỗn hợp gạo đã trộn gấc rải đều lên xửng, hấp trong khoảng 40 phút.
Sau khi xôi chín, bạn mở vung, nếu có thể hãy rải xôi ra một chiếc rổ để xôi nguội. Khi xôi đã nguội, bạn cho vào lại xửng và hấp lần 2.
Như vậy, hạt xôi sẽ ngậm đủ nước, để nguội vẫn mềm dẻo không bị cứng. Nếu có ý định cho thêm đường, bạn nên cho vào lần đồ xôi thứ 2. Bởi cho đường từ đầu sẽ khiến gạo lâu chín hơn.
Dùng xửng hấp hoặc chõ đồ xôi
Nhiều gia đình chọn cách nấu xôi bằng nồi cơm vừa nhanh vừa tiện lợi. Bạn chỉ cần cho toàn bộ gạo nếp đã trộn vào nồi cơm, rồi đổ nước xâm xấp mặt gạo. Nấu cơm nếp không nên cho nhiều nước sẽ bị nhão.
Sau đó bạn thao tác các nút bấm như nấu cơm bình thường. Khi nồi báo chín là được. Khi đó, bạn có thể cho thêm một chút đường, bánh đậu xanh để tạo vị ngọt tùy sở thích.
Nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện khá tiện
Xôi gấc thành phẩm có màu đỏ đẹp mắt, thoang thoảng mùi gấc thơm. Hạt nếp dẻo thơm quyện lẫn vị béo ngậy của cốt dừa, vị ngọt của đường hay bánh đậu xanh, vị bùi của đậu xanh… Tất cả làm nên một hương vị khó quên trong mâm cơm ngày Tết. Long Châu chúc bạn Tết này thực hiện thành công cách nấu xôi gấc cho một năm đầy may mắn!