Hàng triệu thầy cô giáo ngỡ ngàng với lịch nghỉ hè chính thức của giáo viên năm 2025

Hàng triệu thầy cô giáo ngỡ ngàng với lịch nghỉ hè chính thức của giáo viên năm 2025

Đa số các trường học trên cả nước bắt đầu bước vào khoảng thời gian chuẩn bị lễ bế giảng và sắp xếp lịch hè dành cho giáo viên.

Theo VTC News đưa tin ngày 16/5 có bài Năm 2025, giáo viên được nghỉ hè bao lâu? Nội dung như sau:

Thông tư số 05/2025 do Bộ GD&ĐT ban hành có hiệu lực từ ngày 22/4 quy định, thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bao gồm nghỉ hè, nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 8 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm.

Trong khi đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 6 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Giảng viên cơ sở giáo dục đại học được nghỉ phép theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài trong bao nhiêu ngày? (Ảnh minh hoạ)
Thời gian nghỉ hè của giáo viên kéo dài trong bao nhiêu ngày? (Ảnh minh hoạ)
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phù hợp, đúng quy định, bảo đảm khung thời gian năm học.

Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do quyết định theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ hè, khi được cơ quan có thẩm quyền triệu tập, giáo viên vẫn tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh.

Tương tự, thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bố trí linh hoạt trong năm học và trong thời gian nghỉ hè của giáo viên để bảo đảm các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường và hoàn thành các nhiệm vụ công tác do cơ quan quản lý các cấp triệu tập (nếu có).

Thời gian nghỉ hè trùng thời gian nghỉ thai sản

Trong trường hợp nghỉ hè và nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài nghỉ theo quy định trên thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm: Thời gian nghỉ thai sản theo quy định; Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản).

Nếu thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản ít hơn số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động, giáo viên được nghỉ thêm một số ngày. Thời gian nghỉ thêm được sắp xếp linh hoạt theo thỏa thuận giữa giáo viên với hiệu trưởng.

Cùng với đó, tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2025 quy định, giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù.

Tuy nhiên, trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù.

Như vậy, từ 22/4, trong thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định, giáo viên nam vẫn được tính dạy đủ định mức tiết dạy và không phải dạy bù. Đồng thời, thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù, khác với giáo viên nữ.

Trước đó, báo Thương hiệu & Pháp luật ngày 21/03 cũng có bài đăng với thông tin: “Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè”. Nội dung được báo đưa như sau:

Kế hoạch năm học 2024-2025 của Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5. Việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS sẽ được thực hiện trước ngày 30/5. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến diễn ra vào các ngày 26 và 27/6.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương đảm bảo đủ 35 tuần thực học (18 tuần cho học kỳ I và 17 tuần cho học kỳ II) trong kế hoạch năm học. Các địa phương cần điều chỉnh lịch trình phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tế của mình.

Mặc dù lịch nghỉ hè chung bắt đầu từ 1/6, một số địa phương có thể cho học sinh nghỉ sớm hơn một tuần tùy thuộc vào thời gian kết thúc học kỳ I. Ví dụ, Hà Nội dự kiến kết thúc năm học vào ngày 30/5, trong khi TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành trước ngày 31/5. An Giang dự kiến kết thúc học kỳ II vào ngày 23/5 và tổ chức tổng kết năm học vào tuần cuối tháng 5, tùy thuộc vào từng trường. Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổng kết năm học trong khoảng thời gian từ 24 đến 30/5. Cà Mau dự kiến kết thúc học kỳ II vào ngày 24/5, với tuần dự phòng (hoàn thành chương trình, tổng kết năm học) từ ngày 26 đến 31/5.

Ngoài ra, các ngày nghỉ lễ, Tết sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên sẽ được bố trí trong kỳ nghỉ hè hoặc xen kẽ vào các thời điểm khác trong năm để phù hợp với kế hoạch năm học của địa phương.