Cỏ mần trầu: Thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh

Cỏ mần trầu: Thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh

Cỏ mần trầu hay cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng,… có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, lợi niệu, khư đàm,… Cỏ mần trầu là một cây thuốc phổ biến khắp nơi, được dùng trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; viêm gan vàng da; viêm tinh hoàn

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp của cỏ mần trầu

Tên tiếng Việt: Cỏ mần trầu.
Tên khác: Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng,…
Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn, thuộc họ Lúa (Poaceae).

Đặc điểm tự nhiên của cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là cây thảo sống hằng năm, cao 15 – 90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5 – 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1 – 2 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1 – 2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh.
Cỏ mần trầu mọc ở ven đường, bãi cỏ, trong vườn, bãi hoang, bờ ruộng. Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11.

Cây cỏ mần trầu 1Cây cỏ mần trầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Cỏ mần trầu phổ biến ở khắp nơi. Cây có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á đến Nuven Caledoni.
Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.