Ăn nấm rơm có tốt không? Nấm rơm là một loại nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng và được chế biến đa dạng trong mọi bữa ăn. Vậy nấm rơm có tác dụng gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời từ nấm rơm và cách sử dụng chúng đạt hiệu quả nhất.
Nấm rơm là một loại nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng và được chế biến đa dạng trong mọi bữa ăn
Nấm rơm có tác dụng gì?
Cùng tìm hiểu 6 lợi ích sức khỏe của nấm rơm được khoa học chứng minh sau đây.
Công dụng của nấm rơm: Giúp xương chắc khỏe
Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, có lợi cho sự phát triển xương. Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xương và giảm nguy cơ các vấn đề xương như loãng xương.
>Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Nấm rơm cung cấp một hàm lượng chất sắt cần thiết giúp tránh được nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, bạn cũng nên bổ sung các nguồn thực phẩm giàu chất sắt khác như rau xanh, thịt, cá để cung cấp lượng sắt vừa đủ cho cơ thể.
Công dụng của nấm rơm: Tốt cho tim mạch
Trong nấm rơm có chứa kali và đồng, hai khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ mạch máu. Điều này có ý nghĩa trong việc duy trì áp lực máu ổn định và chức năng của hệ tim mạch.
Ngoài ra, đồng trong nấm có tính chất chống vi khuẩn, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Nấm rơm tốt cho tim mạch
Công dụng của nấm rơm: Hỗ trợ tăng trưởng cơ thể
Việc tiêu thụ nấm rơm có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể nhờ vào hàm lượng protein.
Ổn định đường huyết
Nấm rơm có lượng carbohydrate thấp, điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể giúp tăng sản xuất insulin ở mức độ thích hợp, đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự cân bằng đường huyết và ổn định lượng đường trong máu.
Lợi ích của nấm rơm: Ngăn ngừa ung thư
Nấm rơm có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, và tác dụng này được đạt được nhờ vào hai thành phần chính là beta-glucan và axit linoleic.
Ngoài ra, nấm rơm còn chứa hàm lượng selen lớn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của các bệnh ung thư.
Nấm rơm có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
Gợi ý cách sử dụng nấm rơm để đạt hiệu quả nhất
Để việc ăn nấm rơm diễn ra lành mạnh và đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc này.
Ăn nhiều nấm rơm có tốt không?
Nhiều người cho rằng ăn nhiều nấm rơm sẽ tốt, đây là quan niệm sai lầm. Vì nếu tiêu thụ quá nhiều nấm rơm bạn sẽ đối mặt với một số tác dụng phụ như:
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra nếu ăn nấm rơm quá mức kiểm soát có thể xuất hiện các tình trạng dị ứng bao gồm nổi mề đay, khó thở, ho, sưng họng, lên cơn hen suyễn và các triệu chứng khác trên tiêu hóa.
Nhiễm asen: Nấm rơm được trồng trên rơm rạ tự nhiên có thể chứa nhiều asen kim loại gây ngộ độc cho cơ thể.
Ăn nấm rơm nhiều có tốt không?
Cách làm nấm rơm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng
Nấm rơm được chế biến đa dạng, bao gồm trong cả món chay và món mặn. Chế biến nấm rơm đúng cách sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và phòng ngừa một số bệnh.
Nấm xào: Bạn có thể chế biến nấm rơm xào cùng với các loại thực phẩm khác như thịt heo, tỏi, rau củ, tạo ra món ngon và bổ dưỡng.
Nấm nấu canh: Nấm rơm thường được dùng trong các món canh kết hợp với hẹ, mướp, đậu hũ…
Cháo nấm: Đây là món ăn lành mạnh, đặc biệt là dành cho những người đang bị cảm lạnh.
Súp nấm: Nấm rơm cũng thích hợp để nấu các loại súp, tạo thêm sự đa dạng trong khẩu phần ăn.
Nấm kho: Nấm rơm có thể kho cùng với thịt ba chỉ hoặc tiêu xanh để tạo ra món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.
Nấm rơm chiên: Món nấm rơm chiên xù mang lại hương vị độc đáo, tuy nhiên cần hạn chế sử dụng dầu mỡ để tránh gây hại chó sức khỏe.
Nấm rơm có thể làm món xào, nấu canh, nấu súp, kho, chiên
Một số lưu ý cần biết khi ăn nấm rơm
Lời khuyên quan trọng bạn nên biết khi ăn nấm rơm:
Không nên chế biến nấm rơm quá lâu vì có thể mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng từ nấm.
Không nấu nấm trong nồi nhôm để nấm không bị chuyển sang màu thâm đen
Không chế biến nấm rơm cùng thực phẩm có tính hàn để tránh bị đau bụng, khó chịu.
Không uống rượu khi ăn nấm vì 2 món ăn này kỵ nhau có thể dẫn đến ngộ độc với hiện tượng co giật kéo dài, nôn mửa.
Kết hợp nấm rơm với các nhóm thực phẩm bổ dưỡng khác như rau củ, thịt cá…
Trên đây đã cung cấp tất cả thông tin quan trọng của nấm rơm, hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về những công dụng cũng như cách sử dụng nấm rơm một cách lành mạnh nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe!