Cây vòi voi trị bệnh gì? Theo quan điểm Y Học Cổ Truyền, công dụng cây vòi voi như sau:
Thanh nhiệt;
Lợi tiểu;
Tiêu thũng;
Giải độc;
Chống viêm;
Giảm đau, giảm sưng.
Tác dụng cây vòi voi chủ trị các bệnh lý:
Phong thấp, sưng khớp;
Nhức mỏi lưng gối;
Viêm xoang;
Viêm da cơ địa;
Á sừng;
Loét họng bạch cầu;
Mụn nhọt, mẩn ngứa.
Liều dùng của dược liệu vòi voi mỗi lần khoảng: 15 – 30 gam, uống dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp ngoài da.
Các bài thuốc từ dược liệu vòi voi
1. Công dụng cây vòi voi chữa sưng amidan
Lấy lá vòi voi tươi nghiền lấy dịch rồi súc miệng 4 – 6 lần/ngày.
2. Vòi voi trị phong thấp, nhức mỏi, tê, sưng đau khớp, bán thân bất toại
Dùng 300 gam vòi voi khô, 20g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực rồi tán nhuyễn các vị thuốc sau đó vo viên to bằng hạt tiêu, mỗi lần sử dụng 20 – 30 viên, 2 – 3 lần/ ngày.
3. Công dụng cây vòi voi chữa viêm xoang
Dùng 5 – 6 nhánh dược liệu ngũ sắc tươi và 10 nhánh vòi voi đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, chắt nước rồi nhỏ vào mũi xoang bị viêm.
4. Vòi voi trị bệnh á sừng
Bài 1: Ngâm dược liệu vòi voi trong bình chứa ngập rượu (dùng bình thủy tinh) đến khi rượu chuyển màu vàng, sau đó dùng bông gòn thấm nhẹ rượu thuốc rồi bôi lên vết thương.Bài 2: đem vòi voi giã nhuyễn sau đó thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
>
5. Chữa viêm da cơ địa
Bài 1: Vòi voi sau khi thu hái đem ngâm vào nước muối loãng trong 15 phút sau đó để ráo nước, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã hoặc xay nhuyễn. Dùng cây vòi voi đã giã nát đắp lên vùng da bị bệnh khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 2 – 3 tuần.
Bài 2: Cắt cây vòi voi thành các đoạn nhỏ sau đó rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, để ráo. Sao cây vòi voi trên bếp lửa cùng với một ít giấm cho đến khi màu sắc của dược liệu ngả vàng. Tiếp theo cho hỗn hợp trên vào túi vải sạch rồi chườm lên vùng da bị bệnh viêm da cơ địa, khi thuốc nguội thì bỏ lên bếp để sao lại rồi chườm tiếp. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày trong 3 tuần liên tục sẽ thấy hiệu quả.
<lưu ý=”” khi=”” sử=”” dụng=”” dược=”” liệu=”” từ=”” cây=”” vòi=”” voi<=”” li=””>Một số loài vòi voi có chứa alcaloid có nhân pyrolizidin (chất gây độc cho gan) có khả năng gây ức chế, hủy hoại tế bào gan với các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết và làm tăng nguy cơ ung thư. Độc tính này phát tác âm ỉ, kéo dài, rất khó phát hiện vì vậy nếu không hiểu biết kỹ càng, bệnh nhân không nên dùng hoặc cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng, kể cả các bài thuốc chỉ dùng ngoài;
</lưu>
Không tự ý dùng thuốc khi không được hướng dẫn tư thầy thuốc có chuyên môn Y Học Cổ Truyền bài bản. Trường hợp tự ý dùng cây vòi voi có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn;
Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em không nên dùng dược liệu vòi voi;
Người cao tuổi, người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể cần hạn chế dùng dược liệu vòi voi;
Tuyệt đối không tự ý uống nước từ cây vòi voi vì nếu sử dụng quá liều, không đúng cách có thể gây độc cho cơ thể, đặc biệt là gan. Khi thấy dấu hiệu tiêu chảy, đau bụng trong quá trình sử dụng vòi vòi thì phải dừng lại ngay
Phương pháp chữa bệnh với cây vòi voi thường mang lại hiệu quả chậm hơn khi dùng thuốc Tây, vì vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện;
Trước và sau khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng vòi voi ngoài da thì cần vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm.
Cây vòi voi là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh Phong thấp, sưng khớp; Nhức mỏi lưng gối,….Tuy nhiên, một số loài vòi voi có chứa alcaloid có nhân pyrolizidin có khả năng gây ức chế, hủy hoại tế bào gan. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.