Vải thiều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và không phải ai cũng ăn được. Vải có vị ngọt và chứa nhiều đường nên một số người cần hạn chế ăn vải. Tham khảo bài viết để biết những người không nên ăn quả vải.
Vải thiều có những chất dinh dưỡng nào?
Vải thiều chủ yếu được tạo thành từ nước, carbs và các chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, đường, chất béo, chất xơ. Ngoài ra, vải thiều còn rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, B, C, E, K, kali, đồng, beta-carotene, epicatechin, rutin và nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa.
Lợi ích của quả vải đối với sức khỏe
Làm đẹp da
Vải thiều chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho da. Ăn vải đúng cách sẽ giúp làn da của bạn trở nên khỏe đẹp, tràn đầy sức sống và tươi trẻ hơn.
Vải thiều chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho da
Giúp xương chắc khỏe
Tác dụng của vải thiều không chỉ làm đẹp mà công dụng tốt với hệ xương khớp. Vải thiều bổ sung phốt pho, magie và mangan để giúp cải thiện độ giòn của xương. Cùng với đó, kẽm và đồng có trong vải thiều còn thúc đẩy hoạt động của vitamin D. Từ đó, tăng cường hấp thu canxi, duy trì xương chắc khỏe.
Chống lão hoá
Vải thiều có hàm lượng polyphenol cao, là một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. Kết hợp với vitamin C và B có trong vải thiều sẽ giúp ngăn ngừa ung thư da và viêm da, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và tia cực tím.
Tốt cho tóc
Vitamin C có trong vải thiều chiếm một phần lớn, có vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tóc, đảm bảo cung cấp đủ máu cho các nang tóc. Nhờ đó, tóc mọc tốt, chắc khỏe và giảm tình trạng khô, gãy rụng.
Tốt cho tim mạch
Một công dụng khác của polyphenol trong vải thiều là giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, vải thiều còn rất giàu vitamin C giúp bảo vệ tim rất tốt, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Phòng chống ung thư
Cùi vải thiều chứa nhiều hợp chất flavonoid, polyphenol và chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vải thiều có thể hạn chế tác hại của hóa trị ung thư.
Có lợi cho hệ tiêu hoá
Nhờ hàm lượng chất xơ nên ăn vải thiều sẽ kiểm soát các vấn đề về đường ruột. Vải thiều giúp dạ dày tránh tích tụ chất độc từ đó làm sạch ruột và dạ dày, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo cảm giác ngon miệng và chữa chứng ợ nóng.
Giảm cân
Vải thiều có lượng calo thấp, nhiều chất xơ và không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Ngoài ra, vải còn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, giúp giảm cảm giác thèm ngọt. Nhờ đó, ăn vải thiều một cách khoa học sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh tật
Ngoài vitamin B, C, E, K và beta-carotene, vải thiều còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần ngăn ngừa các bệnh mãn tính, chống viêm, kiểm soát huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ các gốc tự do có hại, giảm nguy cơ đột quỵ và còn dùng chữa các bệnh khác như:
Đau bụng, đau dạ dày, đau tinh hoàn,…
Chống khối u, ức chế kháng nguyên viêm gan B, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.
Nước hạt vải hoặc rượu vải giúp điều hòa lipid máu và chống oxy hóa.
Chuyển hóa đường, điều trị và phòng ngừa biến chứng thận ở người mắc bệnh tiểu đường.
Vải thiều còn chứa epicatechin và rutin góp phần ngăn ngừa các bệnh mãn tính
Những người không nên ăn quả vải
Những người không nên ăn quả vải: Người bị tiểu đường
Trong 100g vải thiều chứa tới 15.2g đường, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Ăn nhiều vải thiều khiến lượng đường trong máu vượt quá khả năng hấp thụ và chuyển hóa của gan khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ vải thiều.
Trẻ em
Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Vì vậy, ba mẹ nên cân nhắc trước khi cho trẻ ăn. Vì vải có vị ngọt nên trẻ thường rất thích ăn nhưng điều đó không có nghĩa là ba mẹ cho trẻ ăn quá nhiều. Trẻ ăn quá nhiều vải sẽ làm rối loạn chuyển hóa đường, gây nóng trong cơ thể, dẫn đến khó tiêu, nổi mẩn, thậm chí sốt cao. Vì vậy, bạn chỉ cho trẻ ăn khoảng 5 – 6 quả mỗi lần để cung cấp vitamin cho cơ thể.
Người mắc bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào lành tính và gây tổn hại cho cơ thể. Vải thiều chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên đối với người mắc các bệnh tự miễn, ăn nhiều vải sẽ làm tăng triệu chứng của các bệnh như đa xơ cứng và lupus, viêm khớp dạng thấp.
Những người không nên ăn quả vải: Người thừa cân
Vải thiều chứa nhiều hợp chất pectin và chất xơ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, lượng đường mà cơ thể hấp thụ từ vải thiều cũng lớn, dẫn đến tích tụ mỡ và giữ nước trong cơ thể khiến các cơ quan dễ bị phù nề, thừa cân.
Lượng đường trong vải thiều khá lớn nên thừa cân hạn chế tiêu thụ
Những người không nên ăn quả vải: Người mẫn cảm
Cơ thể người nhạy cảm rất dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi, cơ thể phản ứng với những thực phẩm lạ. Như đã nói ở trên, vải thiều có hàm lượng đường cực cao. Khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn có hại có thể gây mẩn đỏ, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu, suy hô hấp,… Trung bình mỗi lần bạn chỉ nên ăn khoảng 10 quả, tuần ăn khoảng 3 lần đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Người bị thuỷ đậu
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu là nhiệt độ. Vải thiều là loại quả có khả năng sinh nhiệt cao, gây nóng trong người nếu ăn quá nhiều có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng nặng. Ngoài ra, do tính chất nóng vốn có, vải thiều có thể phá vỡ sự cân bằng của cơ thể, gây ra các triệu chứng khác như lở loét, nổi mụn, nhiệt miệng.
Phụ nữ mang thai
Chế độ ăn uống của bà bầu cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Với hàm lượng đường cao trong vải, việc ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây khó sinh và tăng nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng sau sinh. Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường vì chế độ ăn uống rất nhiều để thai nhi phát triển đầy đủ.
Lưu ý khi ăn vải
Một số lưu ý khi ăn vải thiều:
Chọn mua vải tươi ngon, lá tươi, vỏ quả vải có màu đỏ hồng, không có đốm nâu sẫm. Các gai trên vỏ nhẵn và to ra chứng tỏ quả đã chín. Vải chín dùng tay ấn nhẹ thì mềm, căng mọng, đàn hồi, có mùi thơm, không bị chảy nước cũng không bị chua.
Với người khoẻ mạnh chỉ nên tiêu thụ 5 – 10 quả/lần. Phụ nữ mang thai và trẻ em nên ăn 3 – 4 quả/lần. Chỉ ăn vải chín hẳn, không ăn vải xanh.
Không nên ăn quá nhiều vải vì sinh nhiệt, ngộ độc dẫn đến buồn nôn, chóng mặt.
Màng trắng của vải thiều không chứa chất dinh dưỡng, không ảnh hưởng đến cơ thể nếu sau khi bóc lớp màng này vẫn còn sót lại thì ăn cũng không ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên vị có thể hơi đắng, chát.
Vải thiều là loại trái cây phổ biến, được nhiều người ưa thích để giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên, những người không nên ăn quả vải hay người khoẻ mạnh chỉ nên tiêu thụ vải thiều với số lượng hợp lý để tránh tác hại không mong muốn.