7 cây cảnh được ví như “bùa cát tường”, càng trồng chậu nhỏ càng phát triển tốt, mang vàng bạc vào nhà
Khi trồng 7 cây cảnh cát tường này, bạn không nên cho vào những chiếc chậu quá to mà chỉ nên để ở chậu nhỏ để thu hút tài lộc.
Cây hồng sa mạc
Ngoài tên gọi hồng sa mạc, người ta còn gọi loại cây này bằng những cái tên như sứ Thái, sứ sa mạc… Đây là loại hoa có khả năng nở hoa khiến nhiều người ngỡ ngàng khi ra hoa đến hơn 200 ngày mỗi năm. Vì thế, nhiều người trồng trong nhà để thu hút tiền bạc, tích lũy của cải mà mang đến cuộc sống sung túc cho gia chủ. Hồng sa mạc có cành mập mạp và rễ to nên khả năng tích trữ nước, chất dinh dưỡng tốt. Vì thế bạn nên trồng chúng trong chậu nhỏ để dễ dàng kiểm soát lượng nước cần tưới.
Cây kim tiền
Không chỉ là cây cảnh có vẻ ngoài bắt mắt, kim tiền còn mang ý nghĩa tốt lành trong phong thuỷ như thu hút tài lộc, xua đuổi vận xui… Ngoài ra, cây kim tiền cũng giúp gia chủ thanh lọc không khí, mang đến sự thoải mái, dễ chịu. Thế nhưng khi trồng kim tiền trong nhà, bạn chỉ nên đặt chúng trong những chiếc chậu nhỏ vì rễ cây tích trữ nước tốt nên chịu được khô hạn. Trong khi đó, nếu trồng trong chậu lớn thì nước sẽ bốc hơi chậm, dễ khiến thối rễ hay chết cây.
Cây kim tiền mang ý nghĩa tốt lành trong phong thuỷ như thu hút tài lộc, xua đuổi vận xui.
Cây ngọc bích
Nổi tiếng là cây cảnh tượng trưng cho cuộc sống giàu sang, phú quý và sung túc, đủ đầy, ngọc bích cũng cần trồng trong chậu có kích cỡ nhỏ. Sở dĩ như vậy là vì những chiếc chậu quá rộng, quá sâu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ cây. Ngoài ra, đất trồng cây ngọc bích cũng cần tơi xốp và thoáng khí để tránh tích nước.
Cây kim ngân
Chỉ thoáng nghe tên cũng thấy kim ngân là cây cảnh mang đến tài lộc, may mắn và được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà. Thế nhưng, khi trồng kim ngân, không phải ai cũng biết cách chọn loại chậu sao cho phù hợp. Vì kim ngân là cây cảnh có rễ mao dẫn yếu nên nếu đặt trong các chậu có kích cỡ quá lớn, cây sẽ bị đọng nước và thối rễ. Vì thế, bạn không nên dùng những chiếc chậu quá lớn so với tán lá cây kim ngân để quá trình phát triển của chúng được ổn định và không có hiện tượng thối rễ.
Kim ngân là cây cảnh mang đến tài lộc, may mắn và được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà.
Lan quân tử
Mặc dù rễ của lan quân tử thường ăn sâu vào lòng đất nhưng chúng lại mọng nước và hơi “mong manh” nên bạn cần tránh trồng trong chậu lớn. Ngoài ra, loại đất để trồng lan quân tử cũng cần tơi xốp, thoát nước tốt và thoáng khí. Trong trường hợp trồng lan quân tử trong chậu to, cây của bạn sẽ gặp phải các vấn đề như dễ tích nước, khả năng thoáng khí kém… và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của rễ.
Cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, lưỡi hổ là một trong những cây cảnh xua đuổi ma quỷ, hoá giải nguồn năng lượng xấu, giúp gia chủ trấn trạch và mang đến sự bình yên, khoẻ mạnh cho các thành viên trong nhà. Ngoài ra, lưỡi hổ cũng có thể hấp thu nhiều độc tố và thanh lọc không khí hiệu quả nên khi trồng trong nhà, phòng khách hay nơi làm việc của bạn lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng mát. Mặc dù là loại cây thân thảo có sức sống mạnh mẽ nhưng trên thực tế, rễ cây lưỡi hổ khá yếu và không sống tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, bạn nên trồng trong chậu nhỏ để tránh được tình trạng thối rễ, chết cây.
Trong phong thuỷ, lưỡi hổ là một trong những cây cảnh xua đuổi ma quỷ, hoá giải nguồn năng lượng xấu.
Khi nhắc đến lan càng cua, bạn sẽ nghĩ ngay đến một loại cây có cành mềm mại và những hoa nở rộ nhiều màu sắc rực rỡ. Không những vậy, lan càng cua còn mang theo sự may mắn, cuộc sống thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp thăng hoa… cho gia chủ. Tuy có có cái tên “lan càng cua” nhưng chúng thực chất thuộc họ xương rồng nên có khả năng chịu hạn tốt và rất “sợ” đọng nước. Vì vậy, bạn nên trồng lan càng cua ở chậu nhỏ để tránh gây bất lợi cho cây.