Mặc dù được ví là “vua của các loại rau” vì hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe lại ít calo nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cà tím.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, được ví như “vua của các loại rau” vì giàu dinh dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra trong cà tím có chứa tới 92% nước cùng hàm lượng lớn các lipid, protid, glucid…
Không những thế, loại quả này còn giàu kali, phốt pho, magie, canxi, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, đồng và nhiều loại vitamin khác. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, cà tím được xếp vào danh sách các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Một số công dụng của cà tím có thể kể tới như:
Phòng ung thư
Cà tím có khả năng phòng ung thư cực kỳ tốt nhờ hàm lượng chất xơ cùng chất chống oxy hóa dồi dào. Đây chính là dưỡng chất giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm
Nhờ chứa một lượng lớn vitamin C, cà tím giúp cơ thể kháng khuẩn, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng…
Ổn định huyết áp
Có thể bạn chưa biết vỏ và thịt của cà tím rất giàu flavonoid. Đây là chất giúp ổn định huyết áp và có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Tốt cho tóc
Một số nghiên cứu đã chỉ ra trong cà tím rất giàu enzyme có khả năng kích thích nang tóc, từ đó giúp tóc mọc nhanh và khỏe hơn.
Bổ tim mạch
Chuyên gia dinh dưỡng cho hay ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Nhờ công dụng này mà cà tím sẽ bảo vệ hệ tim mạch, đồng thời bổ sung chất xơ, nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể hiệu quả hơn.
Tốt cho giấc ngủ
Các chất trong cà tím giúp giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Tăng cường sức đề kháng
Cà tím rất giàu khoáng chất, vitamin cùng nước và potassium giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, tăng cường sức đề kháng.
Mặc dù có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng cà tím lại gây nguy hiểm cho 4 nhóm người sau:
Người bị bệnh tỳ vị, dạ dày
Theo Đông y, cà tím là thực phẩm có tính hàn nên những người bị tỳ vị yếu, dạ dày không khỏe cần tránh ăn. Việc bạn ăn cà tím có thể gây ra tình trạng khó tiêu thậm chí đau bụng, đi ngoài.
Phụ nữ đang mang thai
Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng cà tím lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, trong cà tím có chứa các alkaloid, chất này dễ gây ra một số tác dụng phụ với thai nhi. Do vậy, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà tím, nhất là cà tím còn sống.
Người bị hen suyễn
Không phải ai cũng biết trong cà tím có chứa một số chất gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do vậy, người mắc bệnh này nên cân nhắc khi ăn.
Người bị thiếu máu
Nghiên cứu chỉ ra các hợp chất anthocyanin trong cà tím sẽ gây ức chế lên hoạt động của các ion sắt từ đó làm cản trở việc hấp thu sắt của cơ thể.
Bên cạnh đó, nó còn tác động đến các ion khác như kẽm, đồng,… Cũng vì lý do này mà người thiếu máu được khuyên nên hạn chế ăn cà tím.
Ngoài ra, trong cà tím chưa nấu chín còn có chứa các solanine, chất này dễ gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt. Do đó, hãy đảm bảo nấu cà tím thật chín trước khi sử dụng nhé.
Bí quyết trồng chanh trong chậu quả sai trĩu cành
Bạn có thể trồng chanh trong chậu ngay tại nhà, vừa để trang trí cho căn nhà, vừa được thu hoạch quả.
Chanh là loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Bạn có thể sử dụng chanh để pha nước uống, dùng trong nấu ăn, làm sạch đồ gia dụng hoặc làm đẹp (gội đầu, tẩy da chết…).
Bạn có thể trồng cây chanh ngay tại nhà, vừa để làm cảnh vừa thu hoạch quả. Ngay cả khi không có sân vườn rộng rãi, bạn cũng có thể trồng chanh trong chậu. Chỉ với một vài bí quyết nhỏ, dù trồng chanh ở đâu, cây cũng sẽ sai trĩu quả.
Thời vụ trồng chanh
Bạn có thể trồng chanh ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 hoặc tháng 7, 8, 10. Đây là lúc chanh phát triển tốt nhất, dễ cho nhiều trái.
Chọn đất trồng
/,
Đất là yếu tố vô cùng quan trọng để cây chanh phát triển. Cây chanh thích hợp với loại đất có độ pH khoảng 5.5 đến 7. Nên chọn đất thịt, tơi xốp, nhiều mùn để cây chanh phát triển tốt nhất.
Chọn chậu phù hợp
Khi trồng chanh trong chậu, bạn cần chú ý chọn những loại chậu đất nung. Loại chậu này có độ xốp và khả năng thoát nước tốt hơn so với các loại chậu nhựa. Điều này giúp hạn chế tình trạng cây chanh bị úng nước.
Nên chọn chậu có kích thước lớn hơn hơn chùm rễ của cây khoảng 25% để cây có không gian phát triển.
Sau khoảng 2 năm, bạn có thể thay chậu một lần. Chậu cũ có kích thước lớn hơn chậu mới, phù hợp với bộ rễ lớn của cây. Mùa đông là thời điểm thích hợp để thay chậu cho cây.
Chọn giống
Nhiều người nghĩ có thể ươm hạt để trồng chanh. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách này, bạn sẽ phải chờ rất lâu mới được thu hoạch. Bạn nên mua sẵn cây giống ở chợ hoặc các vườn ươm để cây phát triển nhanh hơn, sớm ra quả.
Ánh sáng
Cây chanh chịu lạnh và chịu gió kém. Vì vậy, nên trồng chanh ở nơi có ánh nắng mặt trời và không quá nhiều gió. Cây cần có ánh sáng ít nhất là 7-8 tiếng/ngày. Có thể đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời như hướng Đông, Tây hoặc Nam. Nên để cây ở nơi nhiều nắng nhất có thể.
Tưới nước
Cần kiểm soát nước tưới để cây chanh phát triển tốt nhất. Tưới nhiều hay tưới ít đều khiến quả bị rụng, thậm chí làm cây héo tàn. Nếu đất quá khô, muối có thể xuất hiện. Khi đó, rễ cây sẽ bị hỏng.
Để biết xem đất có đủ nước nước chưa, bạn có thể ấn ngón tay vào đất sao cho tay ngập khoảng 2-3 cm trong đất. Nếu thấy khô thì cần tưới thêm nước cho cây.
Vào những ngày trời nắng nóng, nhiều gió, hãy tăng lượng nước tưới cho cây.
Bón phân
Khoảng tháng 2, 3 và tháng 8, 10 là thời điểm phát triển mạnh của cây. Vào lúc này, bạn nên bón phân cho cây khoảng 1 lần/tháng.
Chanh trồng trong chậu chân một lượng phân bón 18-18-18 cân bằng. Bón thêm phân kali đỏ dạng bột vào thời điểm cây ra hoa để nhanh đậu quả.
Tỉa cành và rễ
Bạn nên tỉa cành cho cây để cây được gọn và ra nhiều quả hơn. Việc tỉa cành có thể thực hiện khi cây bước vào mùa phát triển. Đặc biệt, hãy tỉa bớt những cây bị sâu bệnh, cảnh yếu, cành mỏng.
Một số cành lạ, mọc trực tiếp từ thân chính, hút mất dinh dưỡng của cây thì cũng cần cắt bỏ.
Ngoài ra, khi thay chậu cho cây, bạn cũng có thể tỉa lại phần rễ. Khi tỉa bớt phần rễ, cây cũng sẽ nhanh chóng ra hoa kết trái hơn.