Trong nhà có bột sắn dây mà không biết cách pha uống thế này để lột xác từ trong ra ngoài thì quá uổng phí

Pha bột sắn dây rồi uống thế này, da trắng, sạch mụn và giảm thiểu tình trạng thâm nám, 100 người làm thì 99 người thành công.Trong nhà có bột sắn dây mà không biết cách pha uống thế này để lột xác từ trong ra ngoài thì quá uổng phí

Trong bột sắn dây có chứa khá nhiều tinh bột, giàu chất xơ, chứa nhiều vitamin, protein, lipid, glucid và các axit amin… Chính vì vậy nó không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn hỗ trợ giúp chị em làm đẹp da, ngăn ngừa vết thâm nám và mụn nhọt rất tốt.
Tham khảo bài viết dưới đây để có 3 công thức pha bột sắn dây thơm ngon để uống.
Công thức 1: Cách pha bột sắn dây uống sống

Nguyên liệu:

2 thìa bột sắn dây
2 thìa đường cát
1 thìa cà phê nước cốt chanh
200ml nước lọc
Cốc và thìa

Cách làm:

Có thể nói pha bột sắn dây uống sống là cách làm vừa đơn giản lại hiệu quả giúp thanh nhiệt và giải độc tố bên trong cơ thể khá tốt. Phương pháp làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau, dùng thìa khuấy đều tay, ta sẽ thu được 1 hỗn hợp đồng nhất.

Cách dùng:

Hỗn hợp sau khi đã chuẩn bị xong bạn cho thêm 2 viên đá nhỏ vào khuấy đều. Duy trì mỗi ngày 1 cốc, nó không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mặt khác còn hỗ trợ giúp chị em làm đẹp da hiệu quả ngay tại nhà.
Công thức 2: Cách pha bột sắn dây uống chín
Nguyên liệu:

2 thìa canh bột sắn dây
2 thìa đường
2 thìa canh nước lạnh
100ml nước nóng
Cốc và thìa.

Cách làm:

1, Cho 2 thìa bột sắn dây vừa chuẩn bị ra một chiếc cốc nhỏ.

2, Tiếp đó, bạn cho 2 thìa nước lạnh vào cốc bột sắn dây, dùng thìa khuấy đều tay, giúp các nguyên liệu được hòa quyện vào nhau.

3, Hoàn thành xong bạn đổ từ từ 100ml nước nóng vào cốc rồi tiến hành trộn đều với 2 thìa đường cát trong khoảng 1 phút. Lưu ý: Trộn đến khi nào tạo thành một hỗn hợp dạng sệt thì dừng lại.

Cách dùng:

Để đạt hiệu quả tốt nhất, hỗn hợp sau khi đã chuẩn bị xong bạn nên thưởng thức ngay. Áp dụng công thức này trong khoảng 2 tuần, mỗi ngày 1 cốc vào các buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn có được làn da săn chắc, sạch mụn và đào thải độc tố trong cơ thể nhanh chóng.

Công thức 3: Cách nấu bột sắn dây dạng sền sệt như chè

Nguyên liệu:

3 thìa bột sắn dây
2 – 3 thìa đường cát
1 thìa nước cốt dừa
100ml nước lọc
Bát và thìa.

Cách làm:

1, Bắc nồi lên bếp đun sôi 3 thìa bột sắn dây, đường và nước lọc. Lưu ý ban đầu bạn có thể đun với lửa to nhưng khi nước sôi hạ lửa nhỏ, đun liu riu khoảng 2 phút thì tắt bếp.

2, Tiếp đó bạn trộn thêm 1 thìa nước cốt dừa, giúp hỗn hợp trở nên thơm ngon, đậm đà hơn.

Cách dùng:

Mỗi ngày bạn chỉ cần thưởng thức hỗn hợp vừa chuẩn bị liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần, nó sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa mụn nhọt và làm trắng da bất ngờ.

Ngoài cách này ra, bạn cũng có thể dùng bộ sắn dâyđể chế biến ra các món chè đậu xanh, đậu đen… cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Có 5 người tuyệt đối không nên ăn xôi, bánh chưng ngày Tết: Ngon đến mấy cũng không được ăn dù chỉ 1 miếng

Xôi, bánh chưng là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên, có những người nên hạn chế ăn các món này để bảo vệ sức khỏe.

Xôi, bánh chưng là những món ăn truyền thống, không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết. Những món này có thành phần chính là gạo nếp, kết hợp với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị đặc sắc, phù hợp với khẩu vị của đa số mọi người. Tuy nhiên, cũng có những người không nên ăn các món từ gạo nếp như vậy để bảo vệ sức khỏe.

Người thừa cân, béo phì, người đang muốn giảm cân

Những món ăn từ gạo nếp có lượng calo khá lớn. Sự kết hợp của gạo nếp với đậu xanh, lạc, dừa nạo, nước cốt dừa… trong các món xôi, bánh chưng, bánh tét khiến lượng calo nạp vào cơ thể khi ăn những món này là vô cùng lớn. Đó là chưa kể đến việc bạn ăn chúng cùng với thịt gà, thịt bò, giò chả…

Nếu đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì, đang muốn giảm cân, bạn nên tránh xa các món ăn làm từ gạo nếp.
nguoi-khong-nên-an-xoi-banh-chung-01

Người bị tiểu đường

Khi đi vào dạ dày, gạo nếp sẽ nhanh chóng được hấp thu. Thành phần chính của gạo nếp là tinh bột. Tinh bột sau khi được xử lý sẽ chuyển hóa thành đường. Người bị bệnh tiểu đường ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng trong thười gian ngắn, gây ra tình trạng khó kiểm soát.

Người có tiền sử bị bệnh dạ dày

Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh chắc chắn, khó chia cắt. Vì vậy, các món làm từ gạo nếp thường tạo cảm giác no lâu, thậm chí có thể gây khó tiêu, ợ nóng… Những người có tiền sử bị bệnh dạ dày nên tránh sử dụng các món nấu từ gạo nếp để hạn chế tình trạng khó chịu, ợ chua hay đau dạ dày. Đồ nếp ăn cung với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi.. sẽ càng gây khó chịu hơn.

Người mới hồi phục sau bệnh

Do gạo nếp khó tiêu nên người mới hồi phục sau bệnh cũng cần hạn chế ăn. Nên ăn các món mềm, lỏng để dạ dày từ từ hồi phục, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Người đang bị vết thương hở

Những người đang có vết thương hở, vết thương bị viêm nên tránh ăn gạo nếp vì nó có thể làm vết thương lâu lành. Ăn các món từ gạo nếp có thể gây khó tiêu và làm tình trạng viêm thêm nghiêm trọng.