Nút âm lượng trên điện thoại di động có 6 chức năng hữu ích, dùng bao lâu nay chưa chắc bạn đã biết hết

Nút âm lượng trên điện thoại không chỉ có tác dụng điều chỉnh âm lượng khi nghe nhạc, gọi điện mà còn nhiều không dụng khác.

Tắt chuông của cuộc gọi đến

Trong lúc làm việc, họp hành, đi công tác hoặc đang bàn công việc với khách hàng, nếu bạn quên không tắt chuông hoặc có cuộc gọi đột xuất thì nên xử lý thế nào? Nhiều người sẽ cảm thấy giật mình khi nghe thấy tiếng chuống đện thoại trong tình huống này. Để nhanh chóng tắt chuông điện thoại, bạn có thể ấn nhanh vào nút giảm âm lượng. Chuông điện thoại sẽ ngừng vang lên nhưng không hề ngắt cuộc gọi. Sau đó, bạn có thể nghe điện thoại hay không tùy vào tình huống cụ thể.
nut-tang-giam-am-luong-01
Bạn có thể ấn vào nút giảm âm lượng khi có đồng hồ báo thức, âm thông báo… Sau khi ấn nút này, các tiếng chuông sẽ ngừng và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của bạn.

Tắt đèn pin
nut-tang-giam-am-luong-03 (1)
Chức năng đèn pin trên điện thoại vô cùng tiện dụng, thường xuyên được mọi người sử dụng nhất là khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc ở trong môi trường thiếu ánh sáng, không có đèn đường… Sau khi sử dụng đèn pin, bạn sẽ phải mở khóa màn hình, trượt thanh điều khiển để tắt đèn.

Có một mẹo nhỏ giúp bạn tắt đèn pin ở điện thoại nhanh hơn mà không cần mở khóa màn hình, đó chính là sử dụng nút âm lượng. Chỉ cần nhấn nút giảm âm lượng 2 lần là có thể tắt đèn pin. Lưu ý, không phải điện thoại nào cũng có tính năng này.

Đặt âm lượng điện thoại

Để cài đặt âm lượng của chuông, thông báo, nhiều người sẽ mở phần cài đặt âm thanh trong điện thoại. Tuy nhiên, để thực hiện thao tác này nhanh hơn, bạn chỉ cần mở khóa màn hình, ấn nút tăng – giảm âm lượng là có thể thiết lập lại độ lớn của chuông điện thoại.

Chụp ảnh
nut-tang-giam-am-luong-02
Một trong những tính năng phổ biến của nút âm lượng chính là… chụp ảnh. Khi đang mở tính năng chụp ảnh/quay phim của điện thoại, muốn bắt đầu ghi hình, bạn có thể sử dụng nút tăng giảm âm lượng để chụp hình thay cho việc ấn vào nút chụp hình ở trên màn hình.

Lưu ý, với tính năng này, có thể bạn sẽ phải vào mục cài đặt camera để điều chỉnh có cho phép chụp hình bằng nút âm lượng hay không.

Chụp màn hình nhanh

Khi sử dụng điện thoại, nếu bạn muốn chụp màn hình ngay tại thời điểm đó, hãy nhấn giữ nút nguồn và nút giảm âm lượng. Màn hình sẽ nhanh chóng được chụp lại và bạn không mất công vào trung tâm điều khiển.

Lật sang trang mới

Khi bạn đọc sách điện tử trên điện thoại, nút âm lượng cũng có thể giúp bạn lật trang tự động. Bạn sẽ không cần phải thao tác bấm vào màn hình để mở trang sách mới. Lưu ý, tính năng lật trang bằng nút tăng giảm âm lượng có thể sẽ thay đổi tùy theo ứng dụng đọc sách và máy điện thoại.

Ngồi trong ô tô khi trời mưa kèm sấm sét có an toàn?

 

Nhiều người lo ngại rằng việc ngồi trong một chiếc ô tô giữa trời mưa dông, sấm sét là điều không an toàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, ô tô lại được xem là một trong những nơi trú ẩn an toàn cho mọi người khi trời mưa dông, sấm sét.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dông sét xuất hiện ở miền Bắc trong ngày 5/6, trong đó xuất hiện nhiều nhất từ khoảng 5h sáng đến 8h30 với hàng nghìn lần sét đánh xuống mặt đất.
Nhiều người lo ngại rằng việc ngồi trong một chiếc ô tô giữa trời mưa dông, sấm sét là điều không an toàn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, ô tô lại được xem là một trong những nơi trú ẩn an toàn cho mọi người khi trời mưa dông, sấm sét.
Có ý kiến cho rằng một chiếc ô tô hoạt động như một pháo đài chống lại sét đánh nhờ lốp cao su của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phản bác quan điểm này. Mặc dù cao su nổi tiếng với đặc tính cách điện, nhưng nó không phải là một lớp bảo vệ không thể xuyên thủng trước sét – về cơ bản là một dòng điện lớn lao xuống từ trên trời. Nói một cách đơn giản, khả năng cách điện của cao su không thể đứng vững trước một lực mạnh như vậy.
Hãy xem xét điều này: một tia sét cực kỳ giàu dòng điện và có thể làm nóng không khí dọc theo đường đi của nó lên hàng nghìn độ. Nó cũng có thể xuyên qua hàng nghìn feet trước khi tiến tới ô tô của bạn; không khí này cung cấp một lượng điện trở đáng kể.
Sức cản tích lũy của nhiều lớp khí quyển này lớn hơn rất nhiều so với khả năng cách nhiệt được cung cấp bởi vài inch cao su trên lốp ô tô của bạn. Hãy tưởng tượng, nếu một tia sét có thể xuyên qua sức cản của khí quyển, bạn có thực sự tin rằng một vài inch cao su có thể đột ngột dừng lại không?
Tuy nhiên, đừng bắt đầu hoảng sợ khi nghĩ đến việc phải đi ô tô lần nữa khi có “bão điện”. Theo các chuyên gia ô tô, sở dĩ người ngồi trong ô tô không bị sét đánh không phải do lốp xe, mà là nhờ vào khung kim loại của nó. Khi một phương tiện có kết cấu kim loại bị sét đánh, dòng điện chủ yếu chạy xung quanh bên ngoài ô tô và tràn xuống mặt đất bên dưới (quá trình này được gọi là nối đất).
Về cơ bản, ô tô của bạn sẽ biến thành một thứ giống như một chiếc lồng Faraday. Lồng Faraday (hoặc tấm chắn Faraday) là một vỏ bọc, khi nhận được một tia lửa điện cực lớn, nó sẽ truyền dòng điện đó xuống đất, khiến cho người hoặc vật trong lồng không bị truyền điện.
Chiếc xe của chúng ta về cơ bản là một chiếc lồng Faraday di động. Tuy nhiên, nếu thành phần kim loại không đạt tiêu chuẩn trên thân xe của bạn có thể ảnh hưởng đến thuộc tính ‘lồng Faraday’ và nâng cao mức độ nguy hiểm. Thêm nữa, xe mui trần hoặc mở cửa sổ, khả năng bảo vệ con người sẽ giảm đi do chiếc lồng Faraday này không kín.
Xã hội