Khi thấy thực phẩm mọc mầm, không ít bà nội trợ sẽ không ngần ngại mà vứt chúng vào sọt rác mà không biết rằng những thực phẩm mọc mầm dưới đây lại vô cùng tốt.
3 thực phẩm mọc mần quý hơn “vàng mười”
Đậu phộng nảy mầm
Đậu phộng nảy mầm có giá trị dinh dưỡng kép, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu phộng nảy mầm khi được gieo trồng cẩn thận không những không có độc mà còn có giá trị dinh dưỡng kép. Trong quá trình nảy mầm của đậu phộng, hàm lượng vitamin C sẽ tiếp tục tăng lên, các axit amin thiết yếu cũng tăng lên gấp 7 lần. Quan trọng hơn, đậu phộng sau khi nảy mầm sẽ sản sinh ra một hoạt chất gọi là resveratrol. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống lão hóa rất mạnh.
Tuy nhiên, nếu đậu phộng để ở nhà, không được bảo quản cẩn thận mà bị mốc, mọc mầm thì lại là chuyện khác. Loại đậu phộng này có khả năng đã bị nhiễm độc tố aflatoxin – một loại độc tố gây ung thư gan và không được phá hủy hoàn toàn ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao. Cách tốt nhất để đối phó với loại đậu phộng này là vứt chúng đi.
Gạo lứt nảy mầm
Gạo lứt được xếp vào loại ngũ cốc thô, do chưa qua chế biến tinh nên hương vị không ngon bằng gạo tẻ, nhưng chính vì vậy mà gạo lứt có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn gạo tẻ. Sau quá trình ngâm ủ cẩn thận, các chất dinh dưỡng trong gạo lứt như lysine, vitamin E, vitamin B1, vitamin B6, magie, canxi, sắt và đặc biệt là γ– amino butyric acid (GABA) sẽ tăng gấp 10 lần so với gạo trắng đã qua xay xát và gấp 4 lần gạo lứt.
Không chỉ mùi vị được cải thiện, gạo lứt nảy mầm còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như ngăn ngừa táo bón và kích thích tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết và huyết áp, kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch cùng các biến chứng liên quan, ngăn ngừa sự lão hóa da và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.
Tỏi nảy mầm
Tỏi nảy mầm có chất chống oxy hóa cao hơn so với tỏi bình thường.
Tỏi nảy mầm không chỉ ăn được mà còn có lượng dinh dưỡng cao hơn, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với tỏi bình thường. Các chuyên gia cho biết, tỏi mọc mầm sẽ sản sinh ra các hóa chất thực vật, có thể làm hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cũng cao hơn, giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do.
Trong thành phần của loại củ này đặc biệt rất giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene… giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, rất tốt cho bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não và có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm, viêm ruột. Chúng ta chỉ nên bỏ tỏi khi thấy nó xuất hiện những đốm đen, vì đó là dấu hiệu tỏi đang bị hỏng.
2 thực phẩm mọc mầm sinh ra độc tố
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây nảy mầm là để tự bảo vệ mình khỏi sâu bệnh, nhưng lúc này chúng sẽ sinh ra độc tố và không thể ăn được. Thực tế, bản thân khoai tây có chứa một chất gọi là solanin, nhưng hàm lượng rất thấp, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, sau khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanin sẽ tăng lên gấp 50 lần, đủ để gây đau họng, nôn mửa, đau bụng, khó thở và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn. Vì vậy, bạn hãy vứt khoai tây đi khi nó đã mọc mầm, đừng tiếc rẻ mà ăn chúng kẻo gây hại cho sức khỏe.
Khoai lang mọc mầm
Mặc dù khoai lang không sinh ra chất độc sau khi nảy mầm, nhưng lúc này hàm lượng chất dinh dưỡng và nước có trong khoai lang không còn được như trước nữa. Mùi vị của nó cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.
Tuy không sinh ra độc tố nhưng khoai lang mọc mầm lại rất dễ bị nhiễm nấm mốc, điển hình là ipomeamarone – chất khiến củ khoai bị đắng (hà), có thể khiến người ăn bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,… Dấu hiệu nhận biết khoai lang bị nhiễm nấm mốc là trên củ khoai sẽ có những đốm nâu hoặc đen.
13 câu nói của “sư Thích Minh Tuệ” đáng để chúng ta phải suy ngẫm
Gọi là “Sư Thầy” thường được các phật tử hoặc người dân hay gọi các nhà sư tu tại chùa. Còn như Thầy Thích Minh Tuệ cũng đã chia sẻ rất khiêm tốn: Ông chỉ là 1 công dân Việt Nam bình thường, học tập theo lời dạy của Đức Phật và xưng là “con” với tất cả mọi người. Người dân gọi là sư thầy vì lòng kính trọng với ông.
Hạnh phúc và cuộc sống hạnh phúc nó có rất nhiều khái niệm, mỗi người có một quan điểm sống và một mức hạnh phúc khác nhau. Với sư thầy thì chỉ cần mọi người đều hạnh phúc là thầy hạnh phúc. 13 câu nói của “Công dân Thích Minh Tuệ” đáng để chúng ta phải suy nghĩ
1. Con đi Tu là để cầu giải thoát.
2. Hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
3. Y áo con mặc là may từ vải con nhặt từ nơi nghĩa địa, ven đường, thùng rác.
4. Bình bát là con chế từ nồi cơm điện người ta cho con.
5. Đời là vô thường, sống nay chết mai đâu ai biết nên con phải sớm đi tu, lỡ mai chết mất thân này thì con đâu còn cơ hội để tu.
6. Con mong sớm thành chánh quả để con báo hiếu cho cha mẹ.
7. Giờ đây con coi mọi người đều là anh em, cha mẹ con.
8. Trong lòng con không còn ích kỷ, thù hận. Con coi tất cả mọi người trong thế gian đều bình đẳng.
9. Giờ nếu anh có chửi con, con vẫn coi anh là bạn.
10. Người ta có đánh con, con vẫn chúc mọi điều tốt đẹp đến với họ.
11. Mọi người hãy cố gắng giữ 5 giới: không sát sanh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống bia rượu.
12. Con nguyện ước chúc cho mọi người được hạnh phúc.
13. Mọi người đừng lạy con mà hãy lạy Phật – Pháp – Tăng nhỉ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyện có ai thấy nghe đều phát tâm bồ đề, khi mãn báo thân này đồng sanh Cực lạc quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật!