Với mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn giải quyết được rất nhiều rắc rối trong gia đình đuổi cả đàn muỗi dĩn ra ngoài, an tâm ngủ ngon giấc.
Cách trộn dầu gió với giấm
Bước 1; Bạn cho vào bình tưới 150-200ml giấm.
Bước 2: Nhỏ thêm 10-15 giọt dầu gió vào bình.
Bước 3: Cho thêm 200ml nước để pha loãng, bạn đậy nắp rồi lắc đều bình.
Công dụng của hỗn hợp dầu gió và giấm
Đuổi muỗi: Do dầu gió có thành phần chính từ các loại tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên như bạc hà, khuynh diệp, giúp xua đuổi nhiều loại côn trùng nhờ mùi hương của nó, đặc biệt là muỗi.
Bạn có thể xịt cạnh giường vào ban đêm để tránh bị muỗi đốt đồng thời làm sạch không khí trong phòng nữa đấy!
Khử mùi hôi thùng rác
Bạn có thể xịt vào thùng rác nhờ có tác dụng khử trùng của giấm nên giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi trong thùng rác và khử mùi hôi thùng rác hiệu quả.
Khử mùi nhà vệ sinh
Bạn có thể xịt nó trong nhà vệ sinh, giúp làm giảm mùi hôi và khử trùng hiệu quả nữa đấy!
Bạn cũng có thể khử mùi nhà vệ sinh mà không cần đến sáp thơm, như dùng nến thơm, đốt tinh dầu cũng hiệu quả không kém.
Khử mùi các phòngNgoài ra, bạn còn có thể xịt chúng ở các phòng trong nhà như phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp. Giúp khử mùi hiệu quả và mang lại không gian sống sạch sẽ, thơm tho cho bạn.
Khử mùi phòng ngủ, nhà bếp
Ngoài ra, bạn có thể đuổi muỗi theo những cách tự nhiên này
Bã cà phê hun khói đuổi muỗi
Bã cà phê được nhiều người tận dụng vì khi đốt lên có mùi rất kỵ với muỗi. Hơn nữa, nó lại không chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đổ bột cà phê vào tờ giấy bạc hoặc lon nước rỗng rồi đốt, đặt tại các góc nhà, gầm giường… Nếu diện tích nhà rộng bạn có thể dùng 3-4 chén bột cà phê để đốt. Khi đốt cần mở cửa để nhà luôn thông thoáng. Cũng có thể để chén bã cà phê ngoài vườn để đốt.
Làm hương muỗi từ vỏ bưởi
Cách làm: Vỏ bưởi cắt xoắn ốc cho vào lò nướng để sấy khô. Nướng 4-5 lần, mỗi lần hai phút, đến khi vỏ bưởi khô hoàn toàn là có thể sử dụng. Hoặc có thể phơi vỏ bưởi dưới ánh nắng mặt trời, nhưng quy trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Buộc dây thừng vào một đầu của vỏ bưởi khô rồi treo lên, sau đó đốt cháy đầu còn lại. Vỏ bưởi đốt đặt ở cửa ra vào, cửa sổ hay các lỗ thông hơi khác. Chú ý không đặt trong không gian kín, dễ gây ngạt.
Trồng cây chống muỗi
Mùa hè, bạn có thể trồng một số cây chống muỗi trong sân, ban công hoặc cửa sổ vừa tận hưởng hương thơm của hoa cỏ vừa ngăn ngừa muỗi xâm nhập.
Các loại cây có tác dụng đuổi muỗi gồm: bạc hà, hương thảo, hoa oải hương, rau mùi, sả, hoa hướng dương…
Bên cạnh đó, hỗn hợp còn ngăn chặn côn trùng bay đến thùng rác nhà bạn.
xem thêm;
Vì sao nhiều người đem luộc cả đũa lẫn thớt cuối năm?
Dịp cuối năm, cận Tết Nguyên đán, rất nhiều người truyền tai nhau về việc luộc đũa, luộc thớt gỗ,… nhưng không ít người thắc mắc việc này là để làm gì?
Theo các clip trên mạng xã hội, luộc đũa giúp tiêu diệt tận gốc các loại vi khuẩn và mùi hôi do nấm mốc bám trên đồ gỗ. Nhiều chị em nội trợ cũng đồng tình với cách làm như thế này vì đây là cách dân gian từ thời xa xưa ông bà truyền lại. Tuy nhiên, khi luộc đũa trong nồi nước sôi khoảng mấy phút thì nước lại ra màu đỏ nâu khiến nhiều người hoang mang.
Tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trên đũa gỗ công nghiệp ít nhiều được sơn một lớp bảo vệ chống ẩm mốc. Trong quá trình luộc sơn dầu bị tách ra hòa với nước khiến cho nước đổi màu sang nâu đỏ và nổi ít váng.
Đũa gỗ là sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình người Việt, tuy nhiên nhiều người không quan tâm đến việc bảo quản đũa gỗ đúng cách khiến nó trở thành nguồn lây bệnh tiềm ẩn trong bữa cơm hàng ngày.
Khi sử dụng đũa gỗ hàng ngày, mọi người đều phải quan sát bề mặt đũa có các vết mốc, nấm hay không. Đũa tre và đũa gỗ là môi trường sống ưa thích của nấm mốc. Đặc biệt khi đũa trong môi trường ướt, độ ẩm cao và chỉ cần thời gian là vi khuẩn có thể sinh sôi.
Một vài cách làm sạch đũa gỗ đơn giản
Thường xuyên phơi nắng đũa gỗ sau khi được rửa sạch là cách thông dụng nhất tránh tình trạng đũa bị ẩm mốc. Nhiệt độ ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt những vi khuẩn ẩn nấp trong đũa. Trong trường hợp thời tiết âm u hay trời tối, nên phơi đũa thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa.
Việc ngâm đũa và bát đĩa sau ăn quá lâu với nước chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đũa bị nấm mốc. Khi ngâm đũa gỗ trong nước, lượng dầu mỡ cùng thức ăn dư thừa khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Đây là khoảng thời gian mà đũa gỗ dễ bị nhiễm vi khuẩn nhiều nhất gây nên tình trạng bị ẩm mốc.
Khi rửa đũa, không nên chà xát mạnh vào thân gỗ tránh tình trạng đũa bị trầy xước. Tại những vết trầy xước, vết rãnh này sẽ là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn. Khi dùng đũa gỗ này để gắp thức ăn, lượng vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa.
Đối với đũa gỗ được nhuộm màu bởi lá cây, khi sử dụng lần đầu tiên nên ngâm với muối loãng, sau đó rửa sạch đem phơi nắng. Vì trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay chất hóa học. Ngoài ra thường xuyên luộc đũa với nước sôi và chút giấm, chanh hay muối để loại trừ vi khuẩn gây bệnh.
Theo ý kiến của các chuyên gia khuyến cáo, nên thường xuyên thay đũa gỗ trong nhà. Nên thay đũa gỗ hay đũa tre khi sử dụng trên 3 tháng, đặc biệt khi xuất hiện những chấm đen hoặc những vệt màu trắng thì nên thay đũa mới sử dụng. Ống đựng đũa cũng không bị đọng nước, thường xuyên được rửa sạch và khử trùng.
Khi nấu nướng, không nên sử dụng đũa để xào nấu thức ăn vì khi nhiệt độ cao, các hóa chất ở bên ngoài đũa dễ bị phân hủy, gây ngộ độc kim loại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Cách loại bỏ ẩm mốc trên đũa, thìa gỗ
– Khi mua đồ dùng bằng gỗ như đũa, thìa, đĩa,.. nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ hay những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Nên rửa sạch, luộc qua đũa, thìa,… với nước sôi rồi để khô. Cách này sẽ giúp “giết chết” toàn bộ vi khuẩn bám trên đó bởi trong quá trình chế tạo, những đồ vật này rất dễ bị nhiễm khuẩn.
– Nên rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài.
– Nên rửa đũa, thìa gỗ bằng nước nóng rồi phơi khô trước khi cho vào tủ bát.