Làm theo cách này, mỗi tuần bạn chỉ cần lau nhà một lần, đảm bảo sàn nhà vừa sạch vừa thơm, không lo bám bụi.
Có thể bạn đang gặp tình trạng ngày nào cũng quét nhà, lau nhà nhiều lần mà không thể làm sạch hết các vết bẩn khó ưa trên sàn nhà. Nếu gặp vấn đề này, hãy áp dụng ngay những mẹo lau nhà cực đỉnh dưới đây. Chỉ sử dụng vài nguyên liệu có sẵn trong nhà, sàn nhà lúc nào cũng sạch bong.
Dùng nước vo gạo
Đa số mọi người sẽ đổ phần nước vo gạo đi. Tuy nhiên, nó có công dụng cực tốt trong việc làm sạch sàn nhà. Nước vo gạo không làm hỏng sàn mà còn có tác dụng bảo dưỡng sàn.
Sau khi quét dọn nhà sạch sẽ, bạn hãy dùng nước vo gạo để lau sàn.
Làm như vậy, sàn sẽ rất sạch. Ngoài ra, nước vo gạo còn tạo một lớp màng bảo vệ tránh bám bụi trên sàn.
Bạn có thể thêm một chút rượu trắng vào nước vo gạo để lau sàn. Cồn có tác dụng khử trùng và làm tăng tốc độ bay hơi của nước, từ đó tránh để lại dấu chân khi chúng ta bước trên sàn nhà.
Dùng bánh xà phòng
Bạn có thể sử dụng bánh xà phong thay thế cho các loại chất tẩy rửa sàn nhà.
Hãy nhúng bánh xà phòng vào chậu nước ấm và hoàn cho bọt xà phòng tan vào nước.
Sử dụng nước xà phòng để lau nhà. Bằng cách này, các vết bụi bẩn, dầu mỡ trên sàn nhà sẽ được loại bỏ. Đồng thời, xà phòng cũng có tác dụng khử trùng rất tốt, giúp sàn nhà sáng bóng.
Dùng nước giặt
Nước giặt không chỉ có tác dụng làm sạch quần áo mà còn có thể sử dụng để lau sản.
Hãy chuẩn bị một xô nước và cho thêm một chút nước giặt vào khuấy đều. Sử dụng nước này để lau nhà sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vết dầu mỡ và mang lại hương thơm dịu nhẹ cho ngôi nhà.
Dùng muối ăn
Nếu không may làm đổ dầu mỡ hoặc vô tình đánh rơi thức ăn ra sàn nhà, bạn có thể dùng muối ăn để làm sạch.
Hãy rắc muối lên các chỗ đang dính bẩn. Đợi một lúc cho muối tan ra. Lấy khăn mềm lau sạch vị trí đó. Làm như vậy, các vết dầu mỡ, vết bẩn thức ăn sẽ được xử lý sạch sẽ.
Một số lưu ý khi vệ sinh sàn nhà
Sàn nhà lát gạch sẽ dễ vệ sinh hơn so với sàn gỗ. Sàn gỗ bị dính nước và các dung dịch khác dễ bị phồng rộp, bong tróc rất xấu xí.
Trước khi lau nhà, hãy dọn sạch những thứ vương vãi trên mặt sàn và hút bụi để loại bỏ hết bụi bẩn.
Sau đó, pha dung dịch lau sàn. Hãy nhớ, dùng càng ít nước lau sàn thì nguy cơ sàn gỗ bị hỏng càng thấp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn đúng sản phẩm phù hợp để không cần phải lau lại nhiều lần sau đó.
Sau khi lau xong, hãy để sàn khô tự nhiên.
Khi lau sàn nhà, hãy cố gắng lau sạch hết các vết bẩn chỉ trong 1 lần. Không nên lau đi lau lại sàn nhà nhiều lần.
Nên mở cửa sổ giúp nhà thông thoáng và sàn nhà mau khô hơn. Khi sàn đã khô, hãy lấy khăn mềm lau lại lần nữa để gỗ sáng bóng hơn.
Với ngày trời nồm ẩm, tốt nhất không nên dùng khăn ướt để lau sàn. Hãy lấy khăn khô lau sàn nhà, giúp giảm độ ẩm trong nhà. Vào những ngày này, bạn cũng không nên mở toang các cửa trong nhà khiến hơi ẩm tràn vào nhà nhiều hơn, làm sàn nhà thêm ẩm ướt, gây khó chịu.
xem thêm;
Điều hòa chỉ có gió mà không mát đừng vội gọi thợ tốn tiền cứ làm thế này là lạnh teo
Nhiều người gặp phải tình trạng điều hòa chỉ có gió chứ không mát, đừng vội gọi thợ ngay hãy thử làm theo cách này.
Điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong ngày hè nắng nóng giúp con người cảm thấy thư thái dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng điều hòa chỉ có gió chứ không mát cho dù đã đặt chế độ Cool và để nhiệt độ giảm sâu, quạt gió chạy ở mức mạnh nhất. Trường hợp này, bạn cũng không cần gọi thợ ngay, hãy quan sát một bộ phận này của máy và khắc phục, căn phòng sẽ mát lạnh tức thì.
Nguyên nhân điều hòa chỉ có gió mà không mát
Các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật lâu năm cho biết, nguyên nhân chính khiến điều hòa chạy nhưng không mát là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Bụi bẩn bám chặt vào lưới, cản trở quá trình lưu thông gió từ thiết bị tới không gian phòng.
Chủ một cửa hàng sửa điều hòa ở Hà Nội cho biết khoảng 70% trường hợp điều hòa kém mát mà bên anh được thuê kiểm tra là do dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn. Ngoài ra, việc lưới lọc bị bẩn khiến công suất hoạt động của điều hòa tăng lên, làm tốn điện và gây ra tiếng ồn.
Nghiên cứu cho thấy, điều hòa có thể giảm công suất 1% mỗi tuần do bụi bẩn bám vào lưới lọc. Lưới lọc bám đầy bụi có thể làm giảm lượng không khí lưu thông, chậm cung cấp khí mát. Điều này có thể khiến lượng điện tiêu hao tăng lên 5-15% so với khi mới lắp điều hòa.
Vì vậy, khi điều hòa không mát như ý muốn hoặc phát ra tiếng ồn lớn, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng có thể tháo lưới lọc ra để vệ sinh định kỳ.
Cũng theo lời khuyên của các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, đối với các hộ gia đình, nên vệ sinh tấm lọc điều hòa khoảng 3-4 tháng một lần nếu sử dụng điều hòa hàng ngày. Nếu tần suất sử dụng thấp hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.
Đối với các công ty, nhà hàng, cơ sở sản xuất… việc vệ sinh lưới lọc của điều hòa cần thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động tần suất cao hơn trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn.
Cách vệ sinh điều hòa
Điều hòa đa số tích bụi bẩn ở tấm lọc bụi, dàn lá nhôm, hộc thoát gió trên dàn lạnh. Với dàn nóng, bụi bẩn thường tích tụ ở quạt gió hoặc một số góc bên trong.
Việc vệ sinh điều hòa có thể thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Nếu không bảo dưỡng điều hòa trong thời gian dài thì bạn vẫn cần gọi thợ chuyên nghiệp để xử lý tổng thể. Thợ sẽ dùng các dụng cụ như bơm tăng áp, xịt rửa dàn lá nhôm và các phụ kiện để làm sạch triệt để bụi bẩn. Nếu điều hòa được làm sạch thường xuyên thì bạn có thể tự tháo lưới lọc và dùng chổi quét, hút bụi ở các khe thoát gió. Các lỗi rò rỉ nước ở dàn lạnh, chậm làm mát đa phần đều do điều hòa để lâu không được vệ sinh. Để vệ sinh điều hòa, bạn hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Ngắt hoàn toàn điện vào thiết bị bằng cách ngắt aptomat hoặc phích cắm điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy.
Bước 2: Mở nắp mặt trước của điều hòa và nhẹ nhàng rút tấm lưới lọc bụi ra bên ngoài. Thông thường, một dàn lành sẽ có 2 tấm lưới lọc bụi.
Bước 3: Dùng bàn chải và nước để vệ sinh lưới lọc. Chà nhẹ để không làm hỏng phần lưới lọc.
Bước 4: Dùng khăn vải khô để thấm hết nước trên tấm lưới lọc, có thể để lưới lọc khô tự nhiên. Dùng bàn chải khô và khăn để lau bụi bám ở các chi tiết khác trong điều hòa.
Bước 5: Lắp tấm lưới lọc trở lại vị trí ban đầu.
Sau khi đã vệ sinh điều hòa sạch sẽ và chạy thử, nếu máy vẫn không mát thì bạn nên liên hệ với thợ sửa chữa để tìm nguyên nhân chính xác và có biện pháp khắc phục.