Gợi ý khung giờ tốt cúng rằm tháng 7 năm nay và những tuổi kiêng kị theo từng ngày

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 âm lịch. Năm nay, ngày rằm tháng 7 rơi vào ngày 18/8 dương lịch. Cúng rắm tháng 7 là phong tục của người Việt Nam từ bao đời nay, với 2 ý nghĩa lớn trong ngày này là Vu lan báo hiếu và Xá tội vong nhân.

Thời điểm này, nhiều người đang thắc mắc là nên cúng rằm tháng 7 năm Giáp Thìn vào ngày nào, thời gian phù hợp cho từng tuổi ra sao. Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, theo chuyên gia phong thủy, khung giờ vàng cúng rằm tháng 7 âm lịch vào các ngày từ 11.7 đến 15.7 âm lịch (tức 14.8 đến 18.8 dương lịch).

– Cụ thể, với ngày 11/7 âm lịch (tức 14/8 dương lịch), các gia đình nên sắp xếp cúng buổi sáng vào các khung giờ gồm 7h-9h, 9h-11h và 15h-17h chiều.

– Ngày Canh Tuất sẽ kị các tuổi Sửu, Thìn, Mùi và những người có năm sinh âm lịch tận cùng số 4 như 1944, 1954, 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014.

– Với ngày 12/7 âm lịch (tức 15.8 dương lịch), giờ cúng buổi sáng từ 7h-9h và chiều từ 13h-15h. Ngày Tân Hợi kị các tuổi Tỵ, Thân và người có năm sinh âm lịch tận cùng là số 5, gồm 1945, 1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015.

– Vào ngày 13/7 âm lịch (tức 16/8 dương lịch), gia chủ nên cúng buổi sáng từ 5h-7h và chiều từ 15h -17h, 17h – 19h. Đây là ngày Nhâm Tý, những tuổi Mão, Ngọ, Dậu và tuổi có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 như 1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016 không thích hợp để cúng bái.

– Tương tự, ngày 14/7 âm lịch (tức 17/8 dương lịch) sẽ ưu tiên cúng từ 5h-7h, 9h-11h và 15h-17h. Với ngày Quý Sửu, các tuổi kị gồm Thìn, Mùi, Tuất và người có năm sinh âm lịch tận cùng là số 7, gồm 1947, 1957, 1967, 1977, 1987, 1997, 2007, 2017.

– Trong ngày chính rằm 15/7 âm lịch (tức 18/8 dương lịch), gia chủ nên cúng sáng từ 7h-9h, 9h-11h và chiều từ 13h-15h. Ngày Giáp Dần không thích hợp với người tuổi Tỵ, Thân và người có năm sinh âm lịch tận cùng là số 8 là 1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008 và 2018.

Người tuổi Thân, Tý và Thìn cần cúng tam tai trước khi cúng rằm tháng 7 âm lịch. Đối với hạn này, gia chủ chọn ngày 13 âm để cúng, lạy về hướng Đông Nam.

Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều gia đình còn bày mâm lễ cúng chúng sinh. Lễ cúng thường được thực hiện trong tháng 7, khuyến cáo vào khung giờ 17h-19h và nên được hoàn thành trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch.

Cúng rằm tháng 7 là phong tục nhiều đời của người dân Việt, ảnh: dSD

Vì sao phải cúng rằm tháng 7 và cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa già

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 âm lịch. Ngày này còn có nhiều tên gọi khác như: ngày Xá tội vong nhân, tháng cô hồn, lễ Vu Lan, mùa Báo hiếu, Tết Trung nguyên. Rằm tháng 7 năm 2023 rơi vào thứ 4 ngày 30/8 theo Dương lịch.

Rằm tháng 7 gắn với 2 lễ lớn là ngày Vu Lan và Xá tội vong nhân. Mỗi dịp lễ bắt nguồn từ sự tích lâu đời với những ý nghĩa riêng biệt.

Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7

Theo truyền thuyết dân gian, ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ câu chuyện của Đại đức Mục Kiền Liên – đệ tử của Đức Phật. Khi biết rằng mẹ ông là bà Thanh Đề đang chịu khổ trong kiếp Ngạ quỷ nơi địa ngục, Mục Kiền Liên đã tìm đến, dâng cơm cho mẹ. Tuy nhiên, vì nghiệp báo bà đã gây ra, nên khi cơm đưa đến miệng thì lại biến thành lửa cháy.

Mục Kiền Liên vô cùng xót thương cho mẹ nên đã tìm đến Đức Phật hỏi cách cứu mẹ. Đức Phật đã dạy rằng: “Dù ông có thần thông, quảng đại đến đâu, cũng không thể đủ sức cứu mẹ. Chỉ có thể hy vọng vào sự hợp lực của chư tăng khắp mười phương”.

Đức Phật cũng khuyên rằng, Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng và ông nên chuẩn bị mâm lễ vào ngày đó. Chúng sinh muốn giải nghiệp cho cha mẹ, đấng sinh thành cũng nên thực hiện theo cách này. Mục Kiền Liên tuân theo lời dạy và đã giải thoát mẹ khỏi kiếp Ngạ quỷ. Kể từ đó, lễ Vu Lan vào Rằm tháng 7 trở thành ngày quan trọng để tôn vinh lòng hiếu thảo và tri ân mẹ cha.

Rằm tháng 7 cũng là ngày xá tội vong nhân

Theo quan niệm của một Đạo giáo vào thời hậu Đông Hán ở Trung Quốc, ngày Rằm tháng 7 thuộc tiết Trung Nguyên, bắt đầu từ mùng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày mở cửa quỷ môn) đến ngày 30 tháng 7 (ngày đóng cửa quỷ môn). Vào tiết này, các vong hồn nơi địa ngục được trở lại dương gian để nhận lễ vật và sự cúng tế từ người sống. Do đó, ngày Rằm tháng 7 còn được gọi là ngày Xá tội vong nhân, cúng cô hồn hay cúng thí thực.

Ngoài ra, theo tín ngưỡng Phật giáo, nguyên nhân của việc cúng cô hồn tháng 7 còn bắt nguồn từ câu chuyện giữa tôn giả A Nan Ðà và một ngạ quỷ. Vào đêm nọ, khi đang ngồi trong tịnh thất, ông A Nan Ðà thấy một ngạ quỷ khô gầy, cổ nhỏ dài và miệng nhả ra lửa tiến đến gần.

Con quỷ nói rằng ba ngày sau, A Nan Đà sẽ chết và trở thành một ngạ quỷ miệng lửa, khuôn mặt cháy rụi như nó. A Nan Đà hoảng sợ và nhờ con quỷ chỉ cho ông cách tránh khỏi kiếp nạn khốn khổ. Con quỷ nói: Mai đây, ông phải cúng thí cho chúng tôi và vì tôi mà cúng dường Tam Bảo.

Như thế ông sẽ được gia tăng tuổi thọ và tôi cũng sẽ được vãng sanh. A Nan chia sẻ câu chuyện với Đức Phật, ngài đã ban cho ông bài kinh “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tụng trong nghi thức cúng lễ, đạt thêm phúc phần.