Ai thuộc 2 mệnh này trồng cây lưỡi hổ như Rồng cưỡi Mây: Làm ăn may mắn, chẳng thiếu tiền tiêu
Theo phong thủy, có 2 mệnh rất hợp để trồng cây lưỡi hổ, đặt một cây trong nhà là vượng tài vượng lộc.
Cây lưỡi hổ là cây gì?
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 – 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Theo quan niệm của nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến với bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ có hình con dao sắc và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế các xui xẻo đến với gia đình.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì thế cây lưỡi hổ sẽ giúp cho 2 mệnh này có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được thành công. Khi lựa chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà thì cần chọn kích thước cây phù hợp với không gian và nên đặt cây ở hướng Nam.
Ngoài ra cây lưỡi hổ theo phong thủy thì sẽ hợp với tuổi Ngọ sinh nhằm các năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.
Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ
– Tưới nước: Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt nên không cần tưới quá nhiều nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn chỉ cần tưới cho cây 1-2 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới, nên dùng bình phun sương để tạo độ ẩm cho cây.
– Ánh sáng: Cây lưỡi hổ ưa bóng râm, thích nơi ánh sáng yếu. Bạn nên trồng cây ở những khu vực ít nắng. Nếu dặt trong nhà thì thỉnh thoảng có thể đem cây ra phơi nắng, trong khoảng 7-9 h sáng để thúc đẩy quá trình quang hợp của cây.
– Nhiệt độ và dinh dưỡng: Cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20-30 độ C. Trong những ngày mùa đông, có thể bổ bón thêm phân để cây khỏe mạnh, chống chọi với cái rét. Nên bón phân lân khoảng 3-4 tháng một lần, bón cách gốc khoảng 10 cm.811