Theo thông tin từ lực lượng chức năng, sự việc trên xảy ra vào khoảng hơn 1 giờ ngày 10-9, tại khu vực cầu ngầm thôn Tiên Hội, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Vào thời gian trên, xe ôtô BKS 30G-09.xxx trên xe có một người điều khiển khi đi qua cầu thì xe rơi xuống suối.
Lực lượng chức trục vớt chiếc xe ô tô gặp nạn. Ảnh: Báo Hòa Bình
Nhận thông tin, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường triển khai cứu nạn. Đến khoảng 5 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã trục vớt được xe ôtô bên trong có một người đã tử vong.
Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là ông T.X.T. (1987), là đại úy quân đội.
Hiện, lực lượng chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho đơn vị quân đội.
Nếu ở trong ô tô rơi xuống nước mà cửa không mở thì sao?
Liên quan đến vụ việc, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, chuyên gia dạy phòng chống đuối nước chia sẻ trên Kienthunet cho biết, những người không may bị rơi xuống nước, nhất là rơi ở độ cao như cầu thường hoảng loạn, đập chân tay rất mạnh nên mất sức và bị chìm, ngạt thở và chết đuối.
Theo Tiến sĩ Tuấn, ở dưới nước, nếu bình tĩnh con người sẽ có được trung tâm trọng lực cân bằng. Hai lá phổi chứa không khí là trung tâm lực nổi, khi rơi xuống nước tuy trọng lực kéo xuống, nhưng nhờ buồng phổi chứa 6 – 8 lít không khí nên sẽ đẩy chúng ta về tư thế úp – tư thế của trọng lực nổi, giúp đầu người nổi gần sát mặt nước.
Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng sẽ giảm đi nếu ở dưới nước. Nếu chìm ở ngang thắt lưng trọng lượng còn 50%, chìm tới cổ trọng lượng mất 90%. Chìm trong nước càng sâu thì càng nổi, không nặng như trên mặt nước. Nghĩa là khi rơi xuống nước ở độ cao nhất định thì nước sẽ đẩy con người lên trên mặt nước, chứ không dìm xuống.
“Con người được tạo hóa ban cho hai chân, hai tay tương tự các mái chèo, lại có phao, thế mà vẫn bị chết đuối. Đó là vì họ hoảng loạn, vùng vẫy nên bị rơi khỏi trung tâm lực nổi an toàn, mất cân bằng và chìm xuống mà không sử dụng những thứ tạo hóa đã ban tặng”, Tiến sĩ Tuấn chia sẻ.
Theo Tiến sĩ Tuấn, để phòng tránh đuối nước, cách tốt nhất là cần phải biết bơi. Tuy nhiên, ngay cả khi biết bơi cũng không phải là biện pháp hiệu quả để phòng chống chết đuối, bởi có nhiều người lớn bơi giỏi vẫn chết đuối. Lý giải điều này, các chuyên gia cứu hộ cho rằng một người đang chết đuối khi vớ được vật gì đó họ sẽ bám rất chắc, sức mạnh đó có thể kéo chìm ngay cả những người bơi rất giỏi.
Ngoài ra, nếu dòng nước dơ bẩn còn ẩn chứa những nguy hiểm như rác kim loại sắc nhọn hay nước lạnh có thể làm cho cơ co cứng (vọp bẻ) rất nhanh. Vì vậy, kỹ thuật cứu người đuối nước là rất quan trọng. Trong đó, nếu không may bị rơi xuống nước nhất là trọng tâm rơi từ trên cầu bạn có thể sẽ có cơ hội sống nếu thực hiện 4 bước sau:
– Không quẫy đạp mạnh để tránh mất sức và nhanh chìm.
– Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, để mặc nước đẩy người nổi dần lên, trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước.
– Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước nghiêng đẩy đầu nhô khỏi mặt nước (hoặc quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng).
– Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng mồm.
Kinh nghiệm là luôn để sẵn dụng cụ phá kính, cắt dây trong xe ở vị trí thuận tiện nhất, thậm chí tập dượt cho kế hoạch thoát hiểm nếu có thể.
Tất nhiên, vẫn có những trường hợp không thể không đóng cửa khi qua cầu, chẳng hạn mưa bão. Đó là lúc cần bình tĩnh thực hiện theo các bước mà trang Wikihow đã tổng hợp các bước thoát khỏi ô tô đang chìm dưới nước từ các nguồn tin và chuyên gia uy tín đến từ Top Gear, Gizmodo, CBS, Popular Mechanics.