Bão số 3 Yagi vừa hoành hành, Biển Đông lại xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới “dị thường” giật cấp 9

Dự báo dải hội tụ nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành một vùng áp thấp trong vài ngày tới, nguy cơ lốc xoáy trên biển. Cảnh báo nhiều nơi tiếp tục có mưa to kéo dài.

Cảnh báo dải hội tụ nhiệt đới gây mưa dông mạnh, nguy cơ lốc xoáy trên biển

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (14/9), dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 16-19 độ Vĩ Bắc kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và dông ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Khánh Hòa đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan.

Dự báo, ngày 14/9, ở vùng biển từ Ninh Thuận – Cà Mau có gió cấp 6, ngày có lúc cấp 7, giật cấp 8 – cấp 9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2 – 4m.
Phía nam khu vực giữa Biển Đông, khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 – cấp 9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2 – 4m.

Ngoài ra, ngày và đêm 14/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang, vịnh Thái Lan, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8, đề phòng độ cao sóng có lúc tăng lên trên 2.0m. Hiện nay, mực nước triều tại khu vực ven biển phía Tây của Nam Bộ đang ở mức cao, cần đề phòng mực nước dâng bất thường gây sạt lở đê biển.

Bão số 3 Yagi vừa tan, Biển Đông lại xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới "dị thường"- Ảnh 1.
Ảnh mây vệ tinh cho thấy khả năng dải hội tụ nhiệt đới khu vực giữa Biển Đông có thể hình thành vùng áp thấp trong những ngày tới. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Cảnh báo ngày và đêm 15/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, riêng khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao 2,0-4,0m.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.
Dự báo tác động toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Thanh Niên , Th.S Lê Thị Xuân Lan (chuyên gia dự báo khí tượng thuỷ văn) cho hay, dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Trung bộ và giữa Biển Đông đang mạnh dần lên. Một số mô hình dự báo cho rằng khoảng ngày 15/9 có thể mạnh lên thành một vùng áp thấp ngay giữa Biển Đông. Cũng không loại trừ khả năng vùng áp thấp này tiếp tục mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão . Vùng áp thấp này chủ yếu di chuyển về khu vực ven biển miền Trung trong khoảng thời gian từ 19 – 20/9. “Đây mới chỉ là những dự báo sớm, trong những ngày tới khả năng còn có nhiều thay đổi, người dân, đặc biệt là ngư dân, nên chú ý theo dõi các bản tin dự báo tiếp theo để phòng tránh những rủi ro thiên tai”, bà Lan khuyến cáo.

Bão số 3 Yagi vừa tan, Biển Đông lại xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới "dị thường"- Ảnh 2.
Miền Bắc vừa hứng chịu cơn bão mạnh nhất 30 năm qua đổ bộ và sau bão số 3 Yagi là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và đặc biệt là lũ trên các sông dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Không thể tin nổi: Bão Yagi sau khi càn quét nhiều nước hiện ở Ấn Độ và đang hồi sinh trở lại

Trải qua chặng đường dài gần 2.000km, cơn bão Yagi (bão số 3) hôm nay 14-9 vẫn còn tàn dư và đang hồi sinh thành một áp thấp nhiệt đới.
Cơn bão số 3, tên quốc tế là Yagi, đã gây ảnh hưởng nặng nề ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc cùng nhiều nước ở Nam Á.

Sau khi đổ bộ vào Quảng Ninh – Hải Phòng và lướt thẳng tới Hà Nội vào đêm 7-9, bão đã suy yếu trên hành trình di chuyển về phía Tây. Thế nhưng sau khi lướt qua nhiều nước ở Nam Á, sáng nay 14-9, tàn dư của bão Yagi lại mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển của Bangladesh và đang tiếp tục gây ra thời tiết xấu ở khu vực này.
IMG_3379.jpeg

Áp thấp nhiệt đới – tàn dư của bão Yagi đã di chuyển tới vùng biển Bangladesh và đang hồi sinh
Dự kiến, hệ thống áp thấp này có thể tồn tại trong khu vực đất liền của Ấn Độ trong vài ngày tới trước khi suy yếu dần.

Trước đó, từ trưa đến đêm 7-9, bão số 3 (Yagi) đã đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, gây ra thiệt hại lịch sử cho các tỉnh trong khu vực. Từ đó đến nay, bão đã khiến tình hình mưa lũ kéo dài, gây ngập lụt và sạt lở trên diện rộng.

Bão Yagi cũng được ghi nhận là cơn bão lịch sử 30 năm ở Biển Đông và là siêu bão (cấp 16-17).
Theo báo cáo cập nhật từ Bộ NN-PTNT vào sáng 14-9, tổng số người chết và mất tích đã lên đến 345 người, trong đó 262 người đã thiệt mạng và 83 người vẫn còn mất tích.
IMG_3267.jpeg

Sau khi đổ bộ miền Bắc Việt Nam, bão Yagi đã gây trận lũ lụt và sạt lở ít khi gặp trong lịch sử. Chụp tại sông Cầu – Bắc Giang. Ảnh: VĂN PHÚC
Theo số liệu ghi nhận của Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, mực nước lũ trên sông Thao (tức sông Hồng) tại tỉnh Yên Bái đã vượt lũ lịch sử năm 1968 là 1,31m.

Trong khi thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho rằng, trong đợt mưa lũ sau bão số 3 (Yagi) năm nay, lũ trên sông Thao (thuộc tỉnh Yên Bái và Phú Thọ) đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 tới trên 1m.