Sự việc đã xảy ra rồi và đến giờ chẳng thể thay đổi được gì nữa. Thật sự quá xót xa cho đôi vợ chồng trẻ, xót xa cho những đứa trẻ bơ vơ cả đời sẽ không còn bố mẹ bên cạnh chỉ sau một buổi sáng!
Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, vào ngày 15/9, lãnh đạo P.Hoài Thanh, TX.Hoài Nhơn (Bình Định) đã xác nhận thông tin như sau: Trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 2 vợ chồng không qua khỏi trên đường đi họp phụ huynh cho con.
Theo thông tin tìm hiểu xác nhận, hai vợ chồng qua đời trong vụ việc nói trên là anh L.V.T (36 tuổi, ở P.Hoài Thanh, TX.Hoài Nhơn) và chị N.T.T (34 tuổi).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 30 cùng ngày, anh L.V.T điều khiển xe máy BS 77C1 – 353.35 chở vợ là chị N.T.T từ nhà đến điểm trường ở P.Tam Quan Nam (TX.Hoài Nhơn, Bình Định) để họp phụ huynh cho con.
Khi hai vợ chồng điều khiển xe máy đi qua ngã tư đường ĐT638 (đoạn giao giữa P.Hoài Thanh và P.Tam Quan Nam, TX.Hoài Nhơn) thì bất ngờ xảy ra va chạm với ô tô khách BS 77E – 005.32 (chưa rõ danh tính người điều khiển).
Cú va chạm khiến người vợ nằm bất động trên đường, cách ô tô khách khoảng 10 m, còn người chồng nằm cùng xe máy ở trước đầu xe khách. Xe máy bị hư hỏng nặng, kính trước xe khách bị vỡ. Hậu quả là cả hai vợ chồng đều đã ra đi ngay tại chỗ
Nhận được tin báo, Công an TX.Hoài Nhơn đến hiện trường để phân luồng điều tiết giao thông, đồng thời điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Sự cố khiến cả 2 vợ chồng không qua khỏi, vậy là bố mẹ sẽ mãi mãi không thể trở về nhà nữa rồi, thương các con nhỏ vô cùng, ảnh: TNO
Mời bà con đọc thêm thông tin liên quan: Cho hỏi người tham gia giao thông vô ý gây tai nạn giao thông khiến 1 người qua đời thì bị xử phạt như thế nào? Và tôi đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Căn cứ pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm c.h.ế.t người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy, người tham gia giao thông vô ý gây tai nạn giao thông chết 1 người có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, gây tai nạn giao thông không dừng lại là hành vi vi phạm pháp luật. Người bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc người và phương tiện gặp nạn sẽ bị phạt hành chính tới 18 triệu đồng và tước bằng lái xe có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm.
Điều 38 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người điều khiển xe và người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất;