Bé 2 tuổi không qua khỏi sau giờ ăn trưa ở trường

Trời ơi, mọi người ơi, mình vừa đọc được thông tin này đăng trên báo mà bàng hoàng quá. Thông tin hoàn toàn chính xác và hiện tại các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra sự việc. Cụ thể thế nào mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Sự việc xảy ra ở  trường mầm non tư thục V.H (đường Chợ Lớn, quận 6, TP.HCM). Cháu bé này đã đi học ở trường được khoảng hơn 2 tháng nay.

Vào khoảng 10 giờ ngày 20/9. Khi bảo mẫu đang đút cho cháu D.T.K. (23 tháng tuổi) ăn thì thấy cháu có biểu hiện bị nghẹn. Cô giáo và bảo mẫu đã đưa K. đến Bệnh viện Quận 6 để cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Đến 1 giờ 35 phút ngày 21/9, cháu K. qua đời. Bệnh viện xác định nguyên nhân t/ử v/o/n/g của cháu K. là “ngưng tim ngưng thở trước nhập viện, phù não, phù phổi cấp”.

hình ảnh

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra sự việc, ảnh: ĐSPL

Anh V.N.K.N. (ở quận 6, TP.HCM), là người thân của bé K. cho biết,, cháu không có bệnh nền, mấy ngày nay cháu đang bị cảm. Kết quả khám nghiệm  ban đầu của K. được cơ quan chức năng thông báo cho gia đình là “không có tác động ngoại lực”. Cơ quan khám nghiệm cho biết để có thêm các kết quả chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân khiến K. không qua khỏi thì cần chờ thêm 30 ngày nữa.

Hiện tại, gia đình đã đưa bé K. đi hỏa táng, gửi tro cốt của bé trong chùa. Cả nhà rất bàng hoàng, đau xót vì mọi chuyện xảy đến quá nhanh. Mong muốn lớn nhất của gia đình là sớm tìm được nguyên nhân ra đi đột ngột của bé K.

Camera tại lớp ghi nhận được những gì

Trao đổi với báo chí, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, TP.HCM chia sẻ ngay khi nắm được thông tin sự việc, ông đã có mặt tại trường và bệnh viện.

Cơ quan công an đã tới trường, trích xuất toàn bộ camera tại trường mầm non, trong đó có giờ ăn trong lớp.

Ông Uyên tiết lộ đã xem camera từ đầu tới cuối. Thời điểm xảy ra vụ việc, trong lớp có khoảng 9 bé và 3 cô giáo. Mỗi cô đút cho 3 bé, các bé ăn bình thường.

Theo camera ghi lại, khi cô giáo đút cho K. thì bé có vẻ khó ăn. Lần đầu, cô dẫn bé ra ngoài để rửa tay, rửa miệng cho bé rồi lại dẫn vào. Thấy bé khó chịu, cô giáo lại dẫn bé ra đứng cạnh mình. Sau đó, thấy K. có sự bất thường, cô vỗ lưng cho bé nhưng bé lại càng khó chịu hơn.

Cô bế K. lên, lắc gọi bé và thấy không ổn nên bế bé chạy ra phía trước. Các cô giáo gọi bảo vệ chở bé đi cấp cứu, gọi hiệu trưởng và người nhà của K.

Cơ quan điều tra cũng đã thu thập mẫu đồ ăn mà các bé ăn hôm 20/9, đồng thời lấy lời khai từ giáo viên, nhân viên,…

Hiệu trưởng trường mầm non tư thục V.H đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ vụ việc. Phía gia đình cũng cho biết từ khi vụ việc đau lòng xảy ra, các giáo viên, bảo mẫu của trường luôn có mặt, hỏi thăm, động viên gia đình.

hình ảnh

Sự việc xảy ra sau khoảng 2 tháng bé đi học, ảnh minh họa, nguồn: SH

Mời bà con đọc thêm thông tin: Trẻ nhỏ bị sặc, hóc thức ăn nguy hiểm như thế nào

Trẻ nhỏ rất dễ bị sặc thức ăn hoặc vật lạ. Đó là do các bé rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và bỏ vào miệng tất cả những gì rơi vào tầm tay. Bé chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các mẩu thức ăn cứng. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục.

Các bé lớn hơn một chút lại thích chạy nhảy cười đùa khi miệng đang ngậm thức ăn… Chỉ sơ sểnh một chút là sự cố có thể xảy ra.

Cách xử trí khi trẻ có hiện tượng hóc, sặc thức ăn

Nếu thấy bé đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, mặt đỏ và/hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức cần nghĩ tới khả năng bé bị sặc thức ăn hoặc vật lạ.

Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn trẻ có thể ngưng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách.

Hãy cố gắng bình tĩnh, đánh giá tình hình để có cách xử lý thích hợp. Đáng nói là có khoảng 25 – 50% trẻ bị dị vật đường thở không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc không được chẩn đoán trong vòng 24 giờ, phần lớn các trường hợp này là do dị vật ở phế quản lớn và phế quản nhỏ. Sau khi biểu hiện của ‘hội chứng xâm nhập ngắn’, trẻ có thể trở lại bình thường trong nhiều giờ nên cha mẹ ít để ý.

Sau đó các dấu hiệu của xẹp phổi, bội nhiễm (viêm phế quản, viêm phổi, apces phổi…) do dị vật có thể xuất hiện như: sốt cao, ho khan, ho máu, ho có đờm và mủ, khó thở tăng dần, suy hô hấp, tím tái… Nếu không biết trẻ bị sặc, khi trẻ có biểu hiện ho và sốt thì cha mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi khám sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn.