Người xưa đã đúc kết và dặn dò con cháu, đi thăm mộ, sửa sang mộ là hành động hiếu kính, tưởng nhớ với người đã khuất. Nhưng cần lưu ý, ra mộ chớ đưa 3 người dưới đây.
1. Những người cao tuổi
Có 2 lý do chính để người cao tuổi không nên đi tảo mộ:
Người cao tuổi có thể chất yếu ớt, họ có thể mắc bệnh nên, chân tay run rẩy, việc ra ngoài nghĩa trang có thể khiến họ suy giảm hơn về sức khỏe. Không khí lạnh lẽo ngoài nghĩa trang có thể khiến họ suy giảm sức khỏe nhanh hơn.
Những người lớn tuổi trên 70 tuổi sẽ cảm thấy suy sụp tinh thần trong không khí u buồn như vậy. Họ có thể nghĩ về tuổi già của mình và cảm thấy rằng sự chia lìa đã cận kề, kiểu suy nghĩ này rất khó thay đổi, điều này mang lại áp lực tâm lý và nỗi buồn rất lớn cho bản thân họ.
Đi thăm mộ, sửa sang mộ là hành động hiếu kính, tưởng nhớ với người đã khuất. Nhưng cần lưu ý, ra mộ chớ đưa 3 người dưới đây. (Ảnh minh họa)
2. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ra mộ. Phụ nữ mang thai thể chất và sức khỏe tương đối yếu, ngoài nghĩa trang âm khí nặng nề có thể làm tổn hại tới họ và thai nhi trong bụng.
Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động, hoạt bát, chúng có thể chưa hiểu được sự nghiêm túc của việc tảo mộ thờ cúng tổ tiên, vì thế có thể nô đùa gây bất kính. Tốt nhất, nhà có trẻ con không nên cho ra mộ.
3. Người không hiếu kính tổ tiên
Đây còn gọi là những kẻ đạo đức giả. Dù tỏ vẻ thành ý nhưng trong lòng họ không có sự tôn trọng, xót thương khi ra mộ. Với kiểu người này, ra mộ chính là sự bất kính.
Nói chung, lời khuyên “Ba người không mồ mả, con cháu phú quý muôn đời” dạy chúng ta phải trân trọng truyền thống uống nước nhớ nguồn, kế thừa lòng hiếu thảo, thành tâm tưởng nhớ tổ tiên, cúng tế trang trọng.
Truyền thống này không chỉ là sự báo đáp tổ tiên mà còn là lời răn dạy cho thế hệ mai sau. Thông qua lễ tảo mộ cúng gia tiên dạy cho con cháu biết kính trọng tiền nhân, biết ơn người thân, quý trọng tình thân.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.