Dưới đây là những hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội những ngày gần đây:
Nhiều người khi chứng kiến đã vô cùng choáng váng không thể hiểu sao giữa cô giáo và học sinh lại có thể tồn tại những cử chỉ thái quá và phản cảm như vậy. Một số khác cho rằng có nhầm lẫn gì đó nhưng…thật đáng tiếc, không phải nhầm lẫn gì cả. Cô giáo trong bức ảnh đã lên tiếng nói rõ về tình huống này.
Thông tin chính thức đã được đăng tải trên báo rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, chiều ngày 2/10, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cho biết, Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên, TP Hà Nội) đã quyết định đình chỉ nữ “giáo viên” có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh THPT.
Theo báo cáo của nhà trường, học sinh nam trong clip là T.N.M.Đ., lớp 10A4, cô giáo trong clip là M.Q.T. (SN 2001) là giáo viên hợp đồng môn Ngữ văn. Sự việc xảy ra vào giờ giải lao giữa tiết 2 sang tiết 3 (khoảng 9 giờ sáng) ngày 27/9, tại phòng học lớp 10A4.
Ngay khi nắm bắt sự việc vào tối 30/9, Ban giám hiệu nhà trường đã trao đổi nhanh thông tin với Công an quận Long Biên, đồng thời liên hệ với cô giáo trong clip để xác nhận sự việc. Ban giám hiệu cũng đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4 về sự việc.
Làm việc với các bên, thông tin được làm rõ học sinh T.N.M.Đ. là người quen của cô giáo từ trước đó. Học sinh này thừa nhận đã có hành vi đùa cợt quá mức với cô giáo và không nhận thức được hành vi của mình là không phù hợp tại thời điểm đó. Em K.T.M. (học sinh quay clip) cũng nhận thức được hành vi của bản thân là sai do thời điểm đó, chỉ nghĩ rằng quay clip để trêu bạn.
Cô giáo M.Q.T. đã viết bản tường trình sự việc và bản kiểm điểm, nghiêm khắc nhận khuyết điểm khi để xảy ra sự việc. Ngay tại thời điểm đó, cô M.Q.T. đã nhắc nhở học sinh chấm dứt hành vi. Tuy nhiên, cô M.Q.T. thừa nhận còn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm nên đã để sự việc xảy ra.
Nhà trường đã tạm đình chỉ và phân công giáo viên dạy thay cô giáo M.Q.T. trong thời gian giải quyết sự việc. Căn cứ tính chất sự việc, nhà trường sẽ tiếp tục kiểm điểm, xử lý kỷ luật với những cá nhân vi phạm theo quy định, làm tốt công tác phòng ngừa, không để các sự việc tương tự tiếp diễn.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, những ngày gần đây mạng xã hội xôn xao với clip một nam sinh cùng một cô gái ngồi tại bàn ghế của giáo viên có những cử chỉ thân mật. Trong đoạn clip, nam sinh đã dùng tay khoác vai cô gái, hai má kề vào nhau, trò chuyện. Đáng chú ý, thời điểm này có rất nhiều học sinh ngồi phía dưới chứng kiến cảnh nêu trên.
Nhiều nội dung, hình ảnh đăng tải với nội dung “Hành động vô cùng phản cảm của cô giáo với nam sinh 2k9 ngay tại lớp học trước rất đông học sinh trong lớp“. Theo thông tin chia sẻ vụ việc xảy ra tại 1 trường THPT ở quận Long Biên, TP Hà Nội.
Vụ việc lan truyền đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều người lên án việc “cô giáo” đã có những cử chỉ thái quá với tình cô trò. Trong khi đó, nhiều người cho rằng đây chỉ là bạn học trong giờ ra chơi đã lên ngồi bàn ghế của giáo viên.
Theo truyền thống bao đời, học sinh cần có thái độ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo
Chuẩn mực giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, tôn trọng và hiệu quả. Việc duy trì các chuẩn mực này không chỉ giúp tạo ra mối quan hệ tích cực giữa hai bên mà còn thúc đẩy sự phát triển về mặt học thuật và nhân cách cho học sinh. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng về chuẩn mực giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
Sự tôn trọng là yếu tố cốt lõi trong mọi mối quan hệ, và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh cũng không ngoại lệ. Giáo viên cần lắng nghe ý kiến của học sinh, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của các em. Điều này tạo ra môi trường mà học sinh cảm thấy an toàn khi bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và thắc mắc của mình.
Ngược lại, học sinh cũng cần tôn trọng giáo viên bằng cách lắng nghe, không ngắt lời và không có hành động thiếu lễ phép. Việc thể hiện sự tôn trọng qua cách xưng hô, thái độ và hành vi sẽ giúp duy trì một mối quan hệ tốt đẹp.
Giáo viên cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu và chính xác. Điều này giúp học sinh nắm bắt được các yêu cầu, nội dung bài học và các nhiệm vụ phải thực hiện. Ngoài ra, giáo viên cũng nên minh bạch trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, tránh tạo ra sự hiểu lầm hay bất công.
Đối với học sinh, việc giao tiếp rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp giáo viên hiểu được nhu cầu, khó khăn của các em. Học sinh cần chủ động đặt câu hỏi khi chưa hiểu bài, không ngại thừa nhận sai sót và sẵn sàng hợp tác trong học tập.