Bật bếp, cầm trên tay gói mì tôm, nhiều người vẫn đắn đo về lợi ích và tác hại khi dùng mì ăn liền, liệu có thể sử dụng món ăn này thường xuyên không?
Tìm hiểu về lợi ích và tác hại của mì tôm, bạn sẽ có được câu trả lời và giải tỏa được những băn khoăn về món ăn quen thuộc, ngon miệng, tiện dụng nhưng cũng chịu nhiều “đồn thổi tai tiếng” này.
5 lợi ích nổi bật của mì tôm, mì ăn liền
Vì sao mì tôm được ưa chuộng và luôn là món không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình? Đây là 5 lợi ích của mì tôm được nhắc đến nhiều nhất:
Tiện lợi và nhanh gọn: Chúng ta chỉ cần 5-10 phút để chế biến là sẽ có được tô mì ăn liền thơm ngon, nóng hổi. Với các loại mì ly, thì còn “nhanh” và “gọn” hơn nữa khi bạn không cần tới tô, muỗng, chỉ cần đổ nước sôi vào và chờ trong 3 phút là có thể thưởng thức được ngay.
Giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Giá thành một gói mì tôm trung bình từ 3 -10 ngàn đồng tùy loại, một mức giá hợp lý cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Bên cạnh đó, mì tôm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảo quản được lâu: Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cả tuần bạn chỉ có thể đi siêu thị mua thực phẩm 1-2 lần thì yếu tố “bảo quản được lâu” luôn được chú ý đến. Mì tôm nằm trong nhóm có hạn sử dụng lên đến cả nửa năm nên thuận lợi cho việc dự trữ. Chỉ cần trong nhà có một thùng mì tôm, dù gặp cảnh ở yên trong nhà vài tuần bạn vẫn an tâm “no bụng”.
Dễ dàng biến tấu: Mì tôm nằm trong nhóm thực phẩm cực kỳ dễ phối hợp, rất thuận tiện kết hợp với các nguyên liệu có sẵn khác để tạo thành món ăn ngon. Chỉ cần lục tủ lạnh, sáng tạo một chút, bạn có thể cho ra đời hàng chục món mì đa dạng, ngon miệng và đủ dinh dưỡng.
Bài viêt liên quan Xào thịt cứ cho thêm thứ nàყ vào thịt nào cũng mềm, ngọt không sợ dai, sợ khô, trăm bữa như một
Thực phẩm hữu ích: Mì tôm là thực phẩm quen thuộc trong các hoạt động từ thiện. Những đợt cứu trợ thiên tai, lũ lụt, những chặng đường thiện nguyện đến vùng sâu vùng xa, hay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh…, những thùng mì tôm luôn “góp mặt” đến từng vùng tâm bão, tâm dịch.
5 lầm tưởng về tác hại của mì tôm
Đã biết rõ lợi ích của mì tôm, nhưng vẫn có người e ngại khi ăn. Bởi lẽ, mì tôm cũng là món chịu nhiều “đồn thổi” về việc gây tác hại cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta đang lầm tưởng về các tác hại của mì tôm.
Phụ gia, chất bảo quản: Nhắc tới mì ăn liền nhiều người sẽ lo rằng thực phẩm này chứa phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng chất bảo quản hay chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo quy định của Bộ y tế với hàm lượng cho phép, an toàn với người sử dụng. Bên cạnh đó cũng chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định những chất phụ gia thực phẩm sử dụng trong mì ăn liền là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe.
Gây nóng trong người: Rất nhiều người tin rằng ăn mì tôm nhiều sẽ nóng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng không phải là nguyên nhân gây nóng. Xét một cách toàn diện, nóng trong người bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn mất cân bằng, sinh hoạt thiếu điều độ, đến việc sử dụng thuốc hay các yếu tố về bệnh lý. Theo đó để cơ thể không bị rơi vào tình trạng nóng thì chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Khi chế biến mì ăn liền, bạn cũng nên kết hợp với các thực phẩm thuộc nhóm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.
Bài viêt liên quan Người đàn ông 43ɫ bị suy thận, nửa tháng đã không qua khỏi vì món ăn sáng nhiều người cho là bổ dưỡng
Béo phì: Vì có thành phần chính là tinh bột (khoảng 40-50g/gói mì) và chất béo (khoảng 10-13g/gói mì) nên nhiều người gắn mì tôm với nguyên nhân gây thừa cân. Sự thật là lượng tinh bột, chất béo trong một gói mì không hề dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Trung bình, một gói mì chỉ cung cấp lượng tinh bột tương đương 1 chén cơm trắng; trong khi một người có thể ăn 1-2 chén cơm (khoảng 60-80g tinh bột) cho mỗi bữa. Tương tự, chúng ta có thể ăn 20g chất béo cho mỗi bữa mà không sợ tăng cân.
Ung thư: Không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy mì ăn liền có liên quan đến căn bệnh ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, người dùng có thể gạt hẳn nỗi lo vô cớ này đi để yên tâm thưởng thức món ăn ngon miệng. Bởi lẽ, trước khi được đến tay người tiêu dùng, mì tôm phải trải qua quá trình sản xuất và kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Khó tiêu: Theo các chuyên gia y tế, liên quan tới khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ vấn đề về bệnh lý đường tiêu hóa, việc sử dụng một số loại giảm đau, kháng sinh tới lối sống không khoa học. Nếu chỉ xét riêng ở khía cạnh dinh dưỡng thì chỉ khi chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý như thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ mới gây ra tình trạng khó tiêu. Nếu xét về thời gian tiêu hóa thì mì ăn liền còn diễn ra nhanh hơn thịt cá, sữa. Theo đó, mì ăn liền chỉ cần 5 giờ, còn sữa phải mất 12h; cá và thịt thì từ 12 – 24 giờ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Bài viêt liên quan Á qᴜân Olympia mùa 1 Nguyễn Thành Vinh được phong Phó Giáo sư: Đọc dòng giới thiệu trường đại học mà tự hào!
Theo chuyên gia dinh dưỡng, không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Bạn có thể bổ sung vào mì ăn liền một lượng đạm/trứng, các loại rau củ…, để có được bữa ăn ngon, đủ dưỡng chất với mì ăn liền.