Cơm để trong nồi cơm điện qua đêm có ăn được không: Nhiều người giật mình khi biết đáp án

Nhà mình hay có thói quen tối nấu nhiều cơm xong để sáng hôm sau sẽ rang lên ăn. Cơm thì tất nhiên là để trong nồi cơm điện xong cứ cắm thế, sáng hôm sau lấy ra rang hoặc có khi là ăn luôn. Thế nhưng mà cũng có mấy lần mình bị ngộ độc thức ăn đấy các mẹ ạ.

Bữa mình nói chuyện với bạn mình, nó bảo ăn vậy là hại sức khỏe lắm các mẹ ạ. Tại vì là cơm để qua đêm như thế dễ bị ngộ độc thực phẩm lắm luôn. Mình nghe thế thấy cũng chẳng biết thế nào vì bao lâu nay mình cũng vẫn ăn thế, thỉnh thoảng có đau bụng, đi ngoài các kiểu chứ cũng không bị gì nặng. Không hiểu thực hư việc này ra sao nữa.

Hôm nay mình đọc được thông tin trên báo liên quan tới vấn đề: ‘Có nên ăn cơm để trong nồi cơm điện để qua đêm không’ rồi ý các mẹ. Thông tin cụ thể, mình để ở bên dưới nhé.

Có nên ăn cơm để trong nồi cơm điện để qua đêm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng này được chia thành 4 trường hợp như sau:

+ Trường hợp thứ 1: Cơm sau khi sôi không được dọn ra hoặc thậm chí nồi cơm điện còn chưa được mở nắp thì hầu hết vi khuẩn đều bị tiêu diệt. Nếu không bật nắp nồi cơm điện thì vi khuẩn không xâm nhập được vào bên trong nên không gây hại gì. Mặc dù hàm lượng nước và chất dinh dưỡng trong gạo lúc này rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển khi ngắt điện và nhiệt độ giảm xuống. Tuy nhiên, vi khuẩn sẽ không phát triển được. Trong trường hợp này, cơm sẽ không bị hỏng nếu để qua đêm hoặc thậm chí lâu hơn.

Cơm nấu xong không mở nắp hoặc mở nhanh thì đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa, nguồn: Ngôi sao

+ Trường hợp thứ 2: Sau khi cơm chín, bạn mở nắp lấy một ít cơm ra khi còn nóng hổi rồi đóng kín nắp lại. Lúc này, nhiệt độ bên trong nồi cơm điện vẫn tương đối cao, mặc dù khi nắp nồi cơm mở có thể xâm nhập một số vi khuẩn. Song, cơm có thể được duy trì ở nhiệt độ cao hơn trong khoảng thời gian sau khi đóng nắp. Trong thời gian này, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn được đưa vào từ môi trường bên ngoài. Vì thế, sau khi nhiệt độ giảm xuống thì nó sẽ không còn quá nhiều vi khuẩn sống sót và chúng sẽ không phát triển nhiều chỉ sau 1 đêm. Do đó, trong trường hợp này bạn ăn cơm để qua đêm cũng không có vấn đề gì.

+ Trường hợp thứ 3: Bạn đã lấy cơm ra ăn nên cơm đã nguội rồi. Song, bạn dùng thìa/ muôi riêng để xúc cơm và không khí trong nhà thoáng đãng, sạch sẽ. Nếu thế thì lượng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong không nhiều. Sau một đêm, vi khuẩn sẽ không phát triển nhiều nên bạn cũng có thể ăn mà không gặp phải vấn gì lớn mặc dù nó không an toàn tuyệt đối.

+ Trường hợp thứ 4: Cơm thừa lấy ra ngoài, dùng đũa/muôi/thìa mà bạn ăn để lấy cơm hoặc trong không khí có nhiều vi khuẩn hơn, sau đó bạn cho cơm vào nồi cơm điện. Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong nhiều rồi lại vào nồi đậy nắp. Không khí ẩm ướt trong nồi cơm điện tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nên khả năng cơm bị hỏng là tương đối cao, nhất là vào mùa hè.

Như vậy, nếu cơm nấu xong để nguyên trong nồi cơm điện không mở nắp hoặc mở một tí rồi đóng lại luôn thì có thể ăn và khá an toàn. Song, nếu trường hợp thứ 3 và thứ 4 thì tốt nhất không nên ăn nữa.

hình ảnh

Cơm để trong nồi cơm điện qua đêm. Ảnh minh họa, nguồn: Ngôi sao

Vậy nấu thừa cơm thì nên làm thế nào để bảo quản cơm, tránh lãng phí?

Theo các chuyên gia, tốt nhất là bạn nên ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu. Song, chúng ta khó tránh khỏi việc nấu thừa cơm. Khi cơm còn thừa, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

+ Ngâm nồi cơm với nước lạnh:

Bạn lấy chậu đựng nước sạch rồi cho cơm thừa vào trong lòng nồi cơm điện, ngâm trong chậu nước. Mực nước nên để ngập 2/3 nồi rồi đậy nắp lại để tránh côn trùng xâm nhập. Còn việc ngâm nước lạnh sẽ giúp giảm và giữ nhiệt độ thấp. Nhờ vậy mà cơm không bị hỏng.

+ Dùng tủ lạnh:

Đây là cách thiết thực và nên sử dụng vì nó khá ưu việt. Sau khi bạn ăn cơm xong, chờ cơm hết nóng thì dùng màng bọc thực phẩm, bọc lại rồi cất vào tủ lạnh. Nếu vào mùa hè, bạn có thể cho cơm nguội vào túi đựng thực phẩm rồi cất vào ngăn đá. Với cơm thừa, bạn nên sử dụng trong vòng 6 tiếng và nhớ làm nóng lại trước khi ăn nhé.