Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong quả trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A.
Ngoài ra, trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Chính vì vây, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.
Trên thực tế vẫn chưa một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Do trứng ngỗng có chứa nhiều dinh dưỡng chất béo, nên mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.
Do thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật nên bạn không nhất thiết phải cô gắng ăn trứng ngỗng khi mang bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cần phải ăn trứng ngỗng đúng liều lượng để tránh nặng bụng khó tiêu.
Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu
Khi mang thai mẹ bầu nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứnglòngđào thì mẹ nên dừng ngay lại.
Ảnh minh họa
Bởi những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy chọn cách ăn trứng ngỗng khi mang thai thế nào là chuẩn để an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.