Cắm vài que tăm vào củ gừng đem ngâm nước, tháng sau có gừng ăn tẹt ga

Hai cách trồng gừng khá đơn giản và được nhiều người áp dụng hiện nay là trồng gừng trong bao xi măng và trồng bằng cách cắm tăm ngâm vào cốc nước.

Đối với người Việt Nam, gừng là một gia vị quen thuộc trong các món ăn, đây cũng là một vị thuốc có tác dụng chống ho, làm ấm, trị mụn, làm đẹp da rất hiệu quả.

Với những cách trồng gừng đơn giản dưới đây, sẽ giúp gia đình bạn luôn có sẵn nguyên liệu tại nhà mà không phải ra chợ. Hơn nữa, cũng có thể trồng được một chậu cây làm cảnh trong nhà, ngoài vườn cũng rất ấn tượng.

 

1. Đặc điểm của gừng

1.1 Đặc điểm hình thái

– Gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân có thể cao đến 150cm, phát triển theo hình ống, bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau.

– Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le. Lá hình mũi mác, thon dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm, có gân màu nhạt. Mùi thơm dễ chịu.

– Củ gừng phát triển ngầm, có nhiều đốt. Mỗi đốt có một vài mầm non. Và những mầm này sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới nếu ở trong điều kiện thuận lợi. Củ có màu vàng nhạt, thân củ gừng có nhiều sợi dọc. Củ gừng có vị cay nồng, và là bộ phận được sử dụng chính.

– Hoa gừng mọc ra từ củ. Cuống hoa dài khoảng 20cm, các bông hoa dài khoảng 5cm, rộng 2 – 3 cm, đài hoa dài 1cm, mọc sát nhau. Hoa có 3 cánh màu vàng nhạt, mép cánh hoa màu tím. Nếu như củ gừng được thu hoạch sớm thì gừng sẽ không có hoa.

 

1.2 Ứng dụng

– Gừng là gia vị phổ biến, là nguyên liệu để nấu cháo chè, làm mứt gừng, ăn kèm với các món có vị lạnh vì nó có khả năng làm ấm, chống được khí lạnh.

– Gừng là một vị thuốc nam được sử dụng vào nhiều mục đích: chống cảm lạnh, chữa ho, chống viêm họng, làm tăng nhiệt cơ thể; ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức cơ thể.

2. Cách trồng gừng trong bao xi măng

Trồng gừng trong bao xi măng là cách làm đơn giản, dành cho những hộ gia đình ít vốn vì chi phí canh tác thấp, ít diện tích canh tác. Nếu chăm sóc tốt thì gừng sẽ phát triển nhanh và cho năng suất cao.

2.1 Chọn giống

 

Nên chọn loại gừng trâu già trên 10 tháng tuổi, sạch bệnh vì đó là yếu tố quyết định đến năng suất của cây gừng. Khoảng 1kg gừng thì có thể trồng được chế 20 bọc. Trước khi trồng, gừng giống nên được ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm.

2.2 Đất trồng gừng

Đất trồng gừng là loại đất tơi xốp, nhiều mùn và rác hữu cơ, thoát nước tốt nhưng cũng phải giữ ẩm tốt. Có thể trộn đất theo tỉ lệ 70% đất đen 30% phân chuồng hữu cơ. Đồng thời phải phun thuốc bảo vệ thực vật trước để trừ nấm hại.

2.3 Mật độ trồng gừng

Để cây gừng phát triển tốt nhất, đảm bảo sản lượng thì nên trồng cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm. Đặt giống sâu 5 – 7 cm.

 

2.4 Kỹ thuật trồng gừng

Trước khi trồng, gừng giống cần được xử lý bằng cách ủ ẩm, để nguyên tầng gừng, xếp thành từng đống để đảm bảo thoát nước. Tiến hành phun nước 2 ngày 1 lần ở phía trên và phủ 1 lớp bao để giữ độ ẩm cho gừng. Trong quá trình này, cần phải kiểm tra mắt gừng, nếu thấy bị chín ép thì phải bỏ ngay.

 

Khi gừng nẩy mầm thì cắt hoặc tách nhanh theo từng đốt của gừng. Khi gừng lành vết cắt thì phun thuốc để diệt nấm, rệp có trong củ gừng trước khi đem trồng vào bao xi măng.

Cho khoảng 5kg đất vào bao, mỗi bao trồng 2 – 3 mắt mầm, cho mắt mầm hướng lên phía trên. Sau đó, phủ một lớp đất mịn nhỏ lên trên củ gừng. Ấn chặt tay để giữ cho gừng không bị nghiêng ngả, cũng như giúp gừng tiếp xúc được với đất.

2.5 Chăm sóc

 

Sau khoảng 2 tháng, gừng đã mọc thêm nhiều nhánh con, bạn nên thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần, làm cỏ, vun gốc cho cây. Đồng thời, lúc này bọc trồng gừng cũng đã mục, nên tiến hành thay bọc mới cho cây.

Phân bón sử dụng cho 1ha gừng là 20 tấn tro trấu mục, rơm mục, xác cây ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma, 1 – 1.5 tấn vôi bột, 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm 5 đợt bón:

– Bón lót: Đợt này sẽ bón toàn bột lượng vôi bột cùng 1/5 lượng phân.

– Bón thúc: Được chia làm 4 đợt. Mỗi đợt bón 1/4 lượng phân còn lại. Bón đợt 1 là sau 30 ngày trồng gừng, bón đợt 2 là sau 60 ngày, đợt 3 là sau 90 ngày và đợt 4 là sau ngày trồng 120 ngày.

 

3. Trồng gừng bằng cách cắm tăm ngâm vào cốc nước

Với cách trồng gừng này, chỉ vài tháo tác đơn giản thôi là bạn đã biến những mẩu gừng nhỏ mọc mầm trong bếp thành nhánh lớn; sau đó có thể sử dụng thoải mái hơn hay làm thành cây cảnh mini để bàn đẹp mắt.

3.1 Gừng giống

 

Ở nhà, nếu bạn quan sát thấy những củ gừng bị mọc mầm, bạn có thể cắt chúng ra khỏi nhánh chính hoặc giữ nguyên cả nhánh để trồng thành cây.

Khác với trồng gừng trong bao xi măng, cách trồng gừng này không quá đề cao năng suất nên việc chọn giống đơn giản hơn.

3.2 Kỹ thuật trồng

 

Dùng các que tăm xiên nhẹ vào nhánh gừng một đoạn nhỏ, đặt nhánh gừng vào bình nước hoặc cốc nước sạch. Khi đặt, cần chú ý để gừng ngập ½ xuống nước, cho mầm đang nhú hướng lên trên để không bị úng nước.

Khoảng 2 ngày thay nước sạch 1 lần. Thời gian ươm mâm và lên rễ của nhánh gừng là từ 5 – 7 ngày. Khi đó, gừng sẽ hút nước, mọc rễ nhanh và lên lá xanh. Nên đặt chậu gừng ở nơi có ánh sáng chiếu nhẹ và thoáng gió.

3.3 Chăm sóc

 

Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng, lúc gừng đã sinh trưởng tốt thì có thể chuyển nó sang bình, hoặc chậu đẹp mắt hơn.

Nếu muốn, sau khi thực hiện cách trồng gừng bằng thủy sinh, bạn cũng có thể vớt nhánh gừng ra và trồng vào chậu đất.