Đang mùa mít rồi các chị em ạ. Mít thì chắc ít mẹ nào không thích ăn lắm đúng không ạ? Em mê mẩn ăn mít luôn dù mít rất nóng, ăn là không thể nào ngừng được.
Nhưng mít thường nằm trong top đầu loại quả bị chín ép siêu tốc nhờ ngậm hóa chất, thế nên nếu mua mít bên ngoài các mẹ phải hết sức cẩn thận nhé. Loại hóa chất dùng để ép mít chín là ethrel, dùng để kích thích mủ cây cao su, có nguồn gốc từ Trung Quốc và cực kỳ độc hại. Chỉ cần tiêm hoặc nhỏ một ít lên cuống mít, quả mít sẽ chín siêu tốc chỉ sau 1 ngày bất kể là mít già hay mít non.
Hình minh họa – Nguồn internet
Ăn mít ngậm hóa chất này chẳng khác nào đang ăn thuốc độc đâu các mẹ ạ. Ăn nhiều thì gây ngộ độc lập tức còn ăn ít thì chất độc tích tụ dần dần sẽ phá hủy gan, thận và nội tạng.
Nên nghiền mít đến mấy các mẹ cũng đừng nhắm mắt mua bừa nhé. Nhớ dựa vào những cách này để phân biệt đâu là mít chín cây với mít ngậm hóa chất để chọn cho đúng nha.
Quan sát nhựa mít
Mít chín già, chín tự nhiên khi bổ ra rất ít nhựa, nếu có thì cũng không có nhựa màu trắng. Ngược lại nếu là mít non chín ép nhờ thuốc thì khi bổ ra sẽ có rất nhiều nhựa trắng chảy ra từ ruột mít.
Hình minh họa – Nguồn internet
Mùi thơm của mít
Mít chín cây có mùi thơm lừng, dù đứng xa cũng ngửi thấy, mùi ngọt và đậm. Còn mít bị tiêm thuốc thì chỉ thấy mùi thơm khi ngửi sát, mùi ít hoặc thậm chí là không có mùi gì.
Nhìn gai và mắt mít
Mít non chín ép sẽ có màu xanh tươi, gai mít nhỏ và nhọn, mắt mít không nở, khoảng cách giữa cách mắt mít gần nhau. Đặc biệt khi vỗ vào quả mít sẽ nghe cứng, chắc nịch, cảm giác vỏ dày vì bị chín ép bên trong.
Còn nếu gai mít không nhọn, mắt mít nở căng, vỗ vào nghe tiếng bịch bịch thì đó là mít chín và rất mọng múi.
Hình minh họa – Nguồn internet
Cuối cùng là nếm thử
Cắn thử một múi mít, nếu thấy múi mít mọng nước, mềm và ngọt thì đó là mít chín tự nhiên. Còn nếu thấy múi mít vàng nhạt, ăn sường sượng, vị lợ lợ thì đừng nuốt và đừng mua về.
Nguồn: Thông tin tổng hợp
xem thêm;
Mẹo hay xử lý dầu ăn thừa vừa tiết kiệm lại không gây tắc nghẽn đường cống
Khi làm các món xong, nếu thừa nhiều dầu ăn thì một số mẹ thường có thói quen là cứ thế mang tái sử dụng, dùng để nấu các món khác hoặc đổ ngay vào thùng rác, đường cống nước. Tuy nhiên, hành động này là sai lầm, vừa gây hại cho sức khỏe vừa có thể khiến đường ống cống bị tắc… Bởi vậy, nếu mẹ có ý định xử lý dầu ăn thừa thì nhớ tham khảo những cách sau để làm cho đúng nha.
Cách tái sử dụng dầu ăn thừa đúng cách
Với dầu ăn không bị cháy khét và không bị làm nóng quá lâu thì các mẹ có thể tái chế để sử dụng được.
Bước 1: Các mẹ đặt 1 tờ giấy thấm dầu lên rây lọc rồi đổ dầu thừa qua đó để lọc bỏ hết cặn thức ăn. Có thể lọc đi lọc lại vài lần để loại bỏ hết cặn.
Bước 2: Đợi dầu ăn nguội, đổ vào lọ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản trong tủ lạnh hoặc để ở nơi thoáng mát.
Lưu ý: Nếu để dầu ăn ở bên ngoài, các mẹ nên ngửi xem có bị ôi thiu hay không trước khi sử dụng.
Dầu ăn thừa này chúng ta có thể dùng để nấu các món chiên, xào.
(Hình minh họa – Nguồn: Internet)
Cách xử lý dầu ăn thừa
Bước 1: Để dầu mỡ nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh cho đông đặc lại.
Bước 2: Sau đó, đổ chúng vào túi ni lông buộc kín lại và bỏ vào thùng rác là xong.
(Hình minh họa – Nguồn: Internet)
Những điều cần tránh khi xử lý dầu ăn thừa
Không đổ dầu ăn thừa xuống cống
Nếu đổ dầu ăn thừa xuống cống thoát nước, bồn rửa bát nhiều lần thì sẽ có 1 lớp mỡ dày đặc bám ở đường ống. Lý do bởi khi nóng thì dầu mỡ ở dạng lỏng nhưng lúc nguội thì sẽ đông và kết tụ lại. Lâu dần sẽ gây tắc nghẽn đường ống và các mẹ lại phải gọi thợ tới sửa chữa vừa mất thời gian lại tốn kém tiền bạc.
Không đổ dầu ăn ra bên ngoài
Các loại dầu mỡ thừa có nguồn gốc từ động vật có thể gây hại cho một số con vật nếu chúng ăn phải. Ngoài ra, khi một lượng lớn dầu ăn thấm vào đất nơi có cây trồng sẽ làm hỏng phân bón, ảnh hưởng đến độ ẩm của đất và không khí.